Tây Bắc là khu vực có nhiều dãy núi cao nhất Việt Nam cùng với nhiều cảnh đẹp thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Vậy vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào?
Vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh đó là:
– Tỉnh Hòa Bình.
– Tỉnh Sơn La.
– Tỉnh Điện Biên.
– Tỉnh Lai Châu.
– Tỉnh Lào Cai.
– Tỉnh Yên Bái.
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Trung du và miền núi phía Bắc vùng này bao gồm 15 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh. Chia thành 2 nhóm chính là Tây và Đông Bắc.
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tổng diện tích của các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía bắc là 100.965 km², tổng dân số ngày 1/4/2019 là 13.853.190 người, mật độ đạt 137 người/km².
Vùng trung du và miền núi phía bắc có địa hình chủ yếu là đồi, núi thấp và cao nguyên. Đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng và đất phù sa bạc màu được những con sông bồi đắp lên.
Mật độ dân số ở miền núi còn thấp và trình độ canh tác còn lạc hậu nên không mang lại hiệu quả cao. Ở vùng trung du thì điều kiện phát triển thuận lợi hơn do có giao thông thuận tiện, trình độ canh tác được nâng cao do đó năng xuất lao động là tốt hơn. Những loại cây được trồng chủ yếu như chè, hồi , các loại cây cận nhiệt, cây ăn quả , cây dược liệu. Những loại ngũ cốc được trồng phổ biến như là lạc, đỗ tương, ngô, sắn.
Xem thêm: 7 Vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam
1. Tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam. Tỉnh Hòa Bình có diện tích lớn thứ 29 trong 63 tỉnh thành của Việt Nam và là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 49 về số dân (năm 2018).
– Diện tích: 4.600,3 km2.
– Dân số: 854.131 người, mật độ 186 người/km2.
Năm 2018, xếp thứ 47 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 30 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 20 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 846,1 nghìn dân, GRDP đạt 40.867 tỉ Đồng (tương ứng với 1,7749 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 48,3 triệu đồng (tương ứng với 2.098 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,36%.
Tỉnh Hòa Bình nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Tỉnh Hòa Bình có vị trí địa lý:
– Phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ.
– Phía đông giáp tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và thủ đô Hà Nội.
– Phía tây giáp tỉnh Sơn La.
– Phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa.
2. Tỉnh Sơn La
Sơn La là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 31 về số dân, xếp thứ 40 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 49 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 63 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.242.700 người dân, GRDP đạt 47.223 tỉ Đồng (tương ứng với 2,0509 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng (tương ứng với 1.650 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 5,59%.
– Diện tích: 14.123,5 km2.
– Dân số: 1.248.415 người, mật độ 88 người/km2.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Sơn La, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 320 km, có vị trí địa lý:
– Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Lai Châu.
– Phía đông giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình.
– Phía tây giáp tỉnh Điện Biên.
– Phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào).
3. Tỉnh Điện Biên
Điện Biên là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ của Việt Nam, gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ và lễ hội hoa ban. Tỉnh lỵ của tỉnh là thành phố Điện Biên Phủ.
– Diện tích: 9.541 km2.
– Dân số: 613.500 người, mật độ 64 người/km2.
Tỉnh nằm cách thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây.
– Giáp tỉnh Sơn La về phía Đông và Đông Bắc.
– Giáp tỉnh Lai Châu về phía Bắc.
– Giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc về phía Tây Bắc.
– Giáp các tỉnh Phôngsali và Luang Prabang của Lào về phía Tây và Tây Nam.
4. Tỉnh Lai Châu
Lai Châu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 62 về số dân, xếp thứ 61 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 58 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 46 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 456.300 người dân, GRDP đạt 14.998 tỉ Đồng (tương ứng với 0,6540 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng (tương ứng với 1.433 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,23%.
– Diện tích: 9.068,8 km2.
– Dân số: 460.196 người, mật độ 51 người/km2.
Nằm ở phía tây bắc của Việt Nam, có toạ độ địa lý từ 21°41′ đến 22°49′ vĩ độ Bắc và 102°19′ đến 103°59′ kinh độ Đông:
– Phía bắc Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
– Phía đông giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La.
– Phía tây và phía nam giáp tỉnh Điện Biên.
5. Tỉnh Lào Cai
Lào Cai là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 55 về số dân, xếp thứ 45 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ trong 15 trong 16 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 11 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 730.420 người dân, GRDP đạt 49.310 tỉ Đồng (tương ứng với 2,14 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 76,29 triệu đồng (tương ứng với 3.317 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,55%.
– Diện tích: 6.364,02 km2.
– Dân số: 730.420 người, mật độ 115 người/km2.
Tỉnh Lào Cai giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Lào Cai, cách Thủ đô Hà Nội 290 km:
– Phía bắc giáp Trung Quốc (tỉnh Vân Nam).
– Phía tây giáp tỉnh Lai Châu.
– Phía đông giáp tỉnh Hà Giang.
– Phía nam giáp tỉnh Yên Bái.
6. Tỉnh Yên Bái
Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc Bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.892,68 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai.
Kết lại vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào?
Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.