Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được xem là vùng kinh tế mũi nhọn của Việt Nam bởi tập trung đông đúc dân cư, đóng góp lớn cho nền kinh tế, có cơ sở hạ tầng phát triển, thu hút vốn FDI lớn. Vậy Vùng kinh tế trong điểm phía Nam bao gồm những tỉnh nào, dân số bao nhiêu và đặc điểm ra sao? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố?
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 8 tỉnh, thành phố. Đó là: TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang.
Dân số vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Tỉnh/ thành phố | Dân số |
TP. Hồ Chí Minh | 8.993.082 |
Bình Phước | 994.679 |
Bình Dương | 2.426.561 |
Tây Ninh | 1.169.165 |
Đồng Nai | 3.097.107 |
Bà Rịa – Vũng Tàu | 1.148.313 |
Long An | 1.688.547 |
Tiền Giang | 1.764.185 |
Đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
– So với các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều khó khăn hơn nhưng nhìn chung cũng có rất nhiều thuận lợi.
– Vị trí địa lý: là bản lề giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long.
– Tài nguyên thiên nhiên giàu có và phong phú. Giàu có nhất là khí đốt và dầu mỏ. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mạnh về khai thác tổng hợp 3 nguồn: khoáng sản, biển và rừng.
– Đây là một vùng tập trung nhiều dân cư nên có lượng lao động dồi dào, lại thêm trình độ chuyên môn và cách tổ chức sản xuất trình độ cao. Đi kèm với đó là sự đầu tư về cơ sở vật chất mạnh giúp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vô cùng phát triển.
Vai trò vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
– Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế chung của cả nước:
+ Tổng GDP của vùng chiếm 35,1% so với cả nước.
+ GDP trong công nghiệp – xây dựng chiếm 56,6% so với cả nước.
+ Giá trị xuất khẩu chiếm 60,3% so với cả nước.
– Sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.
– Đây là vùng trọng điểm thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
– Là vùng thu hút mạnh sẽ lao động cả nước, sự phát triển kinh tế của vùng sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho lao động của vùng cũng như nước ta nói chung, nâng cao đời sống người dân.
Xem thêm: 7 Vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam