Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm những tỉnh thành nào, đặc điểm, vai trò, thế mạnh nổi bật nhất là gì? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm những tỉnh thành nào?
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 7 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (3 hạt nhân của vùng) Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Với tổng diện tích 15,3 nghìn km2, với 13,7 triệu người đang sinh sống.
Đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam trong đó có phía Bắc có rất nhiều thế mạnh để phát triển và giao lưu kinh tế
Vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm văn hóa, kinh tế du lịch trong cả nước, đặc biệt có thủ đô Hà Nội.có nguồn lao động dồi dào, được đào tạo bài bản, tay nghề tương đố
Cơ sở hạ tầng phát triển, được đầu tư nhiều.
Đây là nơi có lịch sử phát triển lâu đời, là nơi có các ngành nghề truyền thống nổi tiếng, có nền kinh tế sớm phát triển với cơ cấu đa dạng.
Tập trung đông dân số (nhất là thành phố Hà Nội).
Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vai trò tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Có vai trò quan trọng trong đóng góp vào nền kinh tế chung cả nước như tổng sản phẩm đạt 23,1%, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chiếm tới 21,2% còn tỉ lệ sản xuất lương thực, thực phẩm đứng ở vị trí số 2 so với cả nước.
Có nhiều trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm tạo tiền đề cho sự phát triển, giao lưu kinh tế và hợp tác vùng miền như:
– Hai thành phố, trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng.
– Tam giác kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
– Các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc.
Thế mạnh nổi bật nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Thế mạnh nổi bật nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là nguồn lao động chất lượng cao.
– Vị trí địa lí:
+ Diện tích gần 15,3 nghìn ha, chủ yếu thuộc đồng bằng sông Hồng, đây là vùng có nền kinh tế phát triển trong cả nước và lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
+ Nằm gần các vùng nguyên, nhiên liệu lớn (Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ).
+ Tiếp giáp biển giúp phát triển các ngành kinh tế biển và tạo điều kiện giao lưu kinh tế với khu vực và thế giới.
– Vùng có Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước, là đầu mối giao vận tải của khu vực phía Bắc.
– Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình khá bằng phẳng thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế.
+ Đất phù sa màu mỡ với diện tích khá lớn tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh giúp phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu đa dạng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Nguồn sinh vật biển phong phú tập trung ở ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh giúp phát triển ngành thủy sản.
+ Khoáng sản: Than đá (Quảng Ninh), đá vôi, sét cao lanh,… cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp.
– Điều kiện kinh tế xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào và có chất lượng hàng đầu cả nước, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa đối với cả nước nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.
+ Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng.
+ Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật khá hoàn thiện và đồng bộ. Có các tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua: quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân, sân bay quốc tế Nội Bài, đường sắt Thống Nhất.
+ Chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước, nơi ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất.
+ Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.
Xem thêm: 7 Vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam