Câu hỏi: Vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là địa hình gì?
A. Dốc, bị cắt xẻ mạnh.
B. Thấp trũng, chia cắt mạnh.
C. Cao đồ sộ, độ dốc lớn.
D. Thoải khá bằng phẳng.
Đáp án chính xác là D. Vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là địa hình thoải khá bằng phẳng.
Địa hình Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ có địa hình bán bình nguyên, trung du và đồi núi thấp dưới 1000m so với mực nước biển, bề mặt địa hình thoải.
Độ cao địa hình giảm dần theo chiều Tây Bắc – Đông Nam, độ cao bề mặt trung bình từ 500 – 700m (như Huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước, phần rìa phía nam cao nguyên Mơ Nông) xuống độ cao 1m (Huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh giáp với đồng bằng sông Cửu Long).
Với địa hình có độ cao trên 50m chiếm đến 70% diện tích chủ yếu là các đồi thấp xen nhau, địa hình cao dạng lượn sóng ở phía bắc giảm dần xuống phía nam.
Một số ngọn núi cao ở khu vực Đông Nam Bộ:
– Núi Bà Đen – 986m (Tây Ninh).
– Núi Chứa Chan – 838m (Đồng Nai).
– Núi Bà Rá – 736m (Bình Phước).
– Núi Mây Tào – 716m (Bà Rịa Vũng Tàu).
– Núi Dinh – 505m (Bà Rịa Vũng Tàu).
– Núi Cậu – 289m (Bình Dương).
Đông Nam Bộ là vùng có diện tích trồng cây công nghiệp lớn nhất cả nước, diện tích rừng rất thấp. Trong đó, chủ yếu là đất Feralit, đất ba dan, đất xám trên phù sa cổ, đất mặn, đất phèn, diện tích đất phù sa rất ít.
Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh?
Đông Nam Bộ có 5 tỉnh, 1 thành phố trực thuộc trung ương, 1 thành phố trực thuộc thành phố, 9 thành phố trực thuộc tỉnh cụ thể:
– Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: có 2 thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu.
– Tỉnh Bình Dương: có thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An.
– Tỉnh Bình Phước: có thành phố Đồng Xoài.
– Tỉnh Đồng Nai: có thành phố Biên Hòa, Long Khánh.
– Tỉnh Tây Ninh: có thành phố Tây Ninh.
– Thành phố Hồ Chí Minh: có thành phố Thủ Đức.
Bạn có thể Xem chi tiết về các tỉnh thành phố của Đông Nam Bộ tại bài viết: Đông Nam Bộ gồm bao nhiêu tỉnh thành phố?
Vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ
Theo số liệu mới đây năm 2019 của Tổng cục Thống kê VN, tổng dân số của vùng Đông Nam Bộ là 17.828.907 người (không kể số người tạm trú lâu dài) trên một diện tích là 23.564,4 km², với mật độ dân số bình quân 706 người/km², chiếm 18.5% dân số cả nước.
Vùng Đông Nam Bộ có địa hình thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Nơi đây có vùng đất badan rộng lớn, đất phù xa xám màu mỡ và địa hình khá bằng phẳng. Địa hình thuận lợn, giao thông phát triển nên các nhà máy chế biến được xây dựng nhiều.
Có các thành phố lớn với dân cư đông đúc, trình độ canh tác nông nghiệp cao, đã biết áp dụng các thành quả của khoa học kĩ thuật và sản xuất, nuôi trồng. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu như: cà phê, điều, cao su,.. các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, mía.
Để hiểu rõ hơn về các vùng kinh tế trọng điểm nước ta bạn có thể xem qua bài viết:7 Vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam
Kết lại Vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là địa hình gì?
Vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là địa hình thoải khá bằng phẳng, độ cao địa hình giảm dần theo chiều Tây Bắc – Đông Nam, độ cao bề mặt trung bình từ 500 – 700m (như Huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước, phần rìa phía nam cao nguyên Mơ Nông) xuống độ cao 1m (Huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh giáp với đồng bằng sông Cửu Long).