Vốn là gì? Cách phân loại vốn trong doanh nghiệp bạn nên biết

1159

Vốn là gì? Vốn là tiền, tài sản, quyền tài sản dùng trong kinh doanh, sản xuất với mục đích sinh lời. Trong nền kinh tế hiện đại, vốn còn là người lao dộng, các phát minh, kiểu dáng công nghiệp, phát minh, sáng chế, vị trí đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

vốn là gì

Giải thích rõ hơn khái niệm về vốn

Một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thuận lợi thì phải đảm bảo các yếu tố đầu vào bao gồm: tư liệu lao động, đối tượng và sức lao động. Trong nền kinh tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều phải ứng trước vốn ở thời gian đầu để sắm sửa nguyên vật liệu, đầu tư máy móc, trang thiết bị, xây dựng nhà máy hay trả lương cho công nhân viên,… Doanh nghiệp ứng ra số tiền đó để sở hữu được các yếu tố đầu vào đó chính là vốn ban đầu của doanh nghiệp.

Dưới sự tác động của người lao động thông qua máy móc, trang thiết bị, từ đó doanh nghiệp sẽ tạo ra sản phẩm, hàng hoá đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp, số tiền có được từ việc tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra và thu về lợi nhuận.

Chính nhờ đó mà số vốn ban đầu cũng được đảm bảo và mở rộng ra với quy mô lớn hơn. Tất cả giá trị ban đầu được ứng ra sẽ tiếp tục bổ sung vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

khái niệm vốn là gì

Những điều cần biết về vốn doanh nghiệp

– Vốn chính là đại diện cho giá trị thực của tài sản vô hình và cả tài sản hữu hình. Ví dụ như nhà máy, trang thiết bị, thương hiệu, bản quyền,…

– Vốn luôn được gắn với một chủ sở hữu nhất định. Trong đó, chủ sở hữu có toàn quyền sở hữu, quyết định và định đoạt vốn của mình.

– Vốn được tích lũy đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tối đa tác dụng. Có nghĩa là cần một lượng vốn đủ lớn mới có thể sử dụng vào đầu tư kinh doanh và sinh ra lợi nhuận.

– Vốn luôn được vận động liên tục và hướng đến mục tiêu sinh lời.

Trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, vốn liên tục được vận động và thay đổi hình thái của nó. Nói một cách dễ hiểu, hình thái ban đầu của vốn là tiền tệ, sau đó sẽ được chuyển hoá thành các dạng khác, chẳng hạn như sản phẩm chưa được bán ra, hàng tồn, nguyên vật liệu, các khoản phải thu,… Và sau khi kết thúc, chúng sẽ trở về trạng thái tiền tệ như ban đầu.

vốn doanh nghiệp

Một doanh nghiệp khi muốn tồn tại và phát triển lâu thì số tiền thu được phải lớn hơn số tiền bỏ ra lúc ban đầu. Điều đó có nghĩa vốn đã sinh lời.

– Giá trị của vốn về mặt thời gian: vốn doanh nghiệp luôn có giá trị theo thời gian bởi vì có sự tác động của rủi ro và khả năng sinh lời. Một đồng vốn ở thời điểm hiện tại chắc chắn sẽ có giá trị kinh tế khác với một đồng vốn trong tương lai.

– Vốn được xem là một loại hàng hoá đặc biệt.

Không giống với các loại hàng hoá lưu thông thông thường, người mua hàng hoá vốn chỉ có thể sử dụng chứ không có quyền sở hữu. Quyền sở hữu vốn thuộc về người bán.

Nếu người mua muốn sử dụng vốn trong một khoản thời gian thì buộc phải trả tiền cho người bán, đó gọi là tiền lãi. Tiền lãi hay còn được gọi là lãi suất là giá trị phải trả cho người bán để có quyền được sử dụng vốn. Và việc mua bán vốn trên thị trường cũng sẽ xoay quanh các quy luật cung – cầu.

Để hiểu hơn về cung cầu của thị trường bạn hãy xem bài viết: Quy luật cung cầu là gì?

cung cầu là gì

Phân biệt các loại vốn trong doanh nghiệp

1. Phân loại theo đặc điểm luân chuyển của vốn

Vốn sẽ được phân loại thành vốn cố địnhvốn lưu động

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là toàn bộ số tiền doanh nghiệp bỏ ra trước đó để có được các tài sản cố định sử dụng cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Hay hiểu theo cách khác, vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các tài sản cố định của doanh nghiệp.

Vốn cố định có các đặc điểm như sau:

– Vốn cố định được luân chuyển từng phần và dần sẽ thu hồi được giá trị sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

– Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới thành một vòng luân chuyển.

– Vốn cố định khi hoàn thành một vòng luân chuyển khi tái đầu tư tài sản cố định. Nghĩa là doanh nghiệp sẽ thu hồi được tiền khấu hao tài sản cố định.

vốn cố định là gì

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động là số tiền doanh nghiệp ứng ra để hình thành các tài sản lưu động với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi và đảm bảo tính liên tục.

Quá trình chu chuyển vốn lưu động có các đặc điểm như sau:

– Vốn lưu động sẽ thay đổi hình thái liên tục thông qua từng giai đoạn của quá trình sản xuất.

– Vốn lưu động sẽ dịch chuyển toàn giá trị trong một lần và được hoàn lại toàn bộ giá trị sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

2. Phân loại theo kết quả của quá trình đầu tư

Vốn sẽ được phân chia thành 3 loại:

Vốn được đầu tư vào tài sản lưu động

Đây là số vốn được doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản lưu động với mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất bao gồm: vốn bằng tiền, hàng hoá, các khoản phải thu, vật liệu,…

phân loại vốn theo kết quả đầu tư

Vốn được đầu tư vào tài sản cố định

Là vốn được doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản vô hình và hữu hình như máy móc, nhà xưởng, xe chuyên chở, thương hiệu, địa điểm, vị trí kinh doanh,…

Vốn được đầu tư vào tài sản tài chính

Là vốn được doanh nghiệp đầu tư vào tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư,…

Tóm lại vốn là gì?

Vốn là số tiền ban đầu bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó được mở rộng ra nhiều tài sản khác như: người lao động, hàng hóa, cơ sở sản xuất kinh doanh, thương hiệu…với mục đích mang về nhiều lợi nhuận nhất.

Xin chào mọi người, Tôi là Hữu Trí SEO Copywirter đã có kinh nghiệm 5 năm tìm hiểu lĩnh vực kinh tế, tài chính, kinh doanh thực tế. Hi vọng những nội dung tôi chia sẻ, giúp người đọc dễ dàng tiếp vấn đề một cách sâu sắc và dễ dàng hơn.