Thị trường Upcom là gì? Có được trao đổi mua bán trên thị trường Upcom hay không? Sàn Upcom là một trong những sàn giao dịch chứng khoán hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Đây là nơi thực hiện giao dịch các loại cổ phiếu chưa được niêm yết trên các sàn HNX và sàn HOSE. Cùng tìm hiểu chi tiết về thị trường Upcom qua bài viết dưới đây!
Thị trường Upcom là gì ?
Thị trường Upcom hay sàn Upcom (tiếng Anh là Unlisted Public Company Market) là sàn giao dịch chứng khoán của những công ty đại chúng chưa được niêm yết trên trên sàn HoSE hoặc sàn HNX. Sàn Upcom tập trung các doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn hay cổ phần đã phát hành chứng khoán ra công chúng nhưng vẫn chưa được niêm yết trên thị trường.
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội là đơn vị trực tiếp quản lý hoạt động sàn Upcom. Trong trường hợp cổ phiếu của các doanh nghiệp chưa đăng ký niêm yết hay không đủ điều kiện để được niêm yết trên sàn HNX cũng như sàn HOSE thì sẽ được phép giao dịch trên thị trường Upcom hay còn gọi là sàn Upcom.
Đặc điểm thị trường Upcom
Thị trường Upcom có 3 đặc điểm chính cần được lưu ý chính là:
– Thời gian hoạt động: sàn Upcom hoạt động trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 giống với hai sàn giao dịch khác là sàn Hà Nội (HNX) và sàn giao dịch TP. MCM (HOSE). Thời gian giao dịch trong ngày từ 09h – 11h30 và 13h30 – 15h. Các giao dịch được thực hiện bằng hình thức khớp lệnh liên tục và thỏa thuận.
– Lô giao dịch: giống với hai sàn chứng khoán HNX và HOSE, sàn Upcom yêu cầu tối thiểu 100 cổ phiếu cho một lần giao dịch.
– Biên độ dao động giá: biên độ dao động giá tại sàn tương đối mạnh, tăng giảm đến 15% so với mức giá tham chiếu có trong một phiên giao dịch. Trong khi đó, sàn giao dịch HNX và HOSE biên độ dao động giá lần lượt là 10% và 7%.
Một số quy định của thị trường Upcom
1. Nguyên tắc khớp lệnh
Nguyên tắc khớp lệnh trên thị trường Upcom là:
– Thời gian: Nếu trong cùng một mức giá, cá nhân nào đặt lệnh trước thì được quyền ưu tiên thực hiện lệnh trước.
– Về giá: Các sản phẩm có giá bán thấp được xếp lên trước nếu cá nhân đứng ở vị thế bán. Còn trong vị thế mua, giá mua cao hơn được ưu tiên xếp trước.
Hành động đặt giá mua/bán sẽ có dự thay đổi trong khoảng 15% so với mức giá tham chiếu trên thị trường hiện nay. Các nhà đầu tư có thể tùy chỉnh đặt ở mức giá sàn/ trần hay sát sàn/ sát trần tùy vào khả năng sinh lời của lần đặt lệnh.
2. Thời gian giao dịch
Thời gian giao dịch trong ngày được quy định cụ thể như sau:
– Buổi sáng: 9h đến 11h30.
– Buổi chiều: 13h30 đến 15h.
Thị trường không mở cửa giao dịch vào thứ 7 và chủ nhật hằng tuần. Sàn cũng thực hiện nghỉ lễ theo quy định vào những ngày Lễ.
3. Điều kiện để đăng ký giao dịch trên Thị trường Upcom
– Để được niêm yết cổ phiếu trên thị trường Upcom kể từ thời điểm chào bán thì doanh nghiệp phải có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng khớp với giá trị trên sổ kế toán.
– Hoạt động của doanh nghiệp phải tạo ra lợi nhuận không có hiện tượng lỗ lũy kế 5 năm tính cho đến thời điểm đăng ký chào bán cổ phiếu.
– Toàn bộ hoạt động niêm yết cũng như chào bán cổ phiếu hay cách dùng vốn thu được của doanh nghiệp phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
4. Đơn vị giao dịch và khoảng giá tham chiếu
Sàn chia các loại cổ phiếu thành hai loại lô khác nhau:
– Lô chẵn: Giao dịch với khối lượng thấp nhất là 100 cổ phiếu và là bội số của 100.
– Lô lẻ: Giao dịch với khối lượng trong khoảng từ 1 đến 99 cổ phiếu. Không nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu dạng lẻ, chỉ trừ khi đó là loại cổ phiếu hiếm gặp trên thị trường. Chính vì vậy, giao dịch lô lẻ có có một nhược điểm là tính thanh khoản thấp, chỉ khớp lệnh khi có người mua lúc bạn bán. Không có tình huống lô lẻ khớp lệnh với lô chẵn.
Mua cổ phiếu trên sàn Upcom như thế nào?
Sàn giao dịch Upcom chỉ thực hiện một lệnh duy nhất là LO nghĩa là bạn muốn mua hoặc bán cổ phiếu bao nhiêu thì đặt giá bấy nhiêu, trong giới hạn giá trần và giá sàn.
Tại sàn Upcom, bạn chỉ được phép sử giá, khối lượng mua/bán khi lệnh đưa ra chưa khớp hoặc sửa đối/hủy đối với phần cổ phiếu còn lại khi lệnh gốc chưa mua bán hết. Sẽ có 2 trường hợp sau đây:
– Trường hợp sửa khối lượng giao dịch tăng lên: ưu tiên lệnh sau khi sửa được nhập vào hệ thông giao dịch.
– Trường hợp sửa khối lượng giao dịch giảm xuống: thứ tự ưu tiên khớp không thay đổi so với lệnh ban đầu.
1. Phương thức giao dịch
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (SGDCKHN) tổ chức giao dịch theo 2 phương thức:
– Phương thức khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống UPCOM.
– Phương thức thoả thuận: Là phương thức giao dịch trong đó các điều kiện giao dịch được các bên tham gia thoả thuận với nhau và xác nhận thông qua hệ thống UPCOM.
Trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới đăng ký giao dịch hoặc ngày đầu tiên giao dịch trở lại của cổ phiếu không có giao dịch trên hai lăm (25) phiên liên tiếp, SGDCKHN chỉ nhận lệnh giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục; SGDCKHN không thực hiện nhận lệnh giao dịch theo phương thức giao dịch thỏa thuận cho đến khi có giá tham chiếu được xác lập từ kết quả của phương thức khớp lệnh liên tục.
Ngoài ra bạn có thể xem Các mã cổ phiếu trên sàn Upcom tại: https://banggia.hnx.vn/
2. Các loại lệnh giao dịch
a) Lệnh giao dịch khớp lệnh
– Lệnh giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục là lệnh giới hạn.
– Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống UPCOM cho đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
– Nguyên tắc khớp lệnh và xác định giá khớp lệnh:
(1) Ưu tiên về giá:
– Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
– Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
(2) Ưu tiên về thời gian:
– Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống.
– UPCOM trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
– Giá thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục là giá của lệnh đối ứng đang chờ trên sổ lệnh.
– Các loại lệnh thường dùng:
Lệnh giới hạn (LO): dùng trong tất cả các phiên giao dịch.
Ví dụ: Lệnh LO
Lệnh mua AAA số lượng 5.000cp, giá đặt mua 100.
Lệnh bán AAA số lượng 1.000cp, giá đặt bán: 98.
Lệnh bán AAA số lượng 1.000cp, giá đặt bán: 100.
Kết quả khớp lệnh: + Khối lượng khớp: 1.000cp, giá khớp: 100.
+ Khối lượng khớp: 1.000cp, giá khớp: 98.
b) Lệnh giao dịch thỏa thuận
– Lệnh chào giao dịch thỏa thuận có thể gửi đến một đối tác hoặc toàn bộ thị trường theo yêu cầu của nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư không yêu cầu cụ thể, lệnh chào giao dịch thỏa thuận được gửi đến toàn bộ thị trường.
– Lệnh giao dịch theo phương thức thỏa thuận được thực hiện theo nguyên tắc bên bán nhập lệnh giao dịch vào hệ thống và bên mua xác nhận.
3. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá
a) Đơn vị giao dịch:
– Giao dịch khớp lệnh liên tục: Đơn vị giao dịch khớp lệnh liên tục là 100 chứng khoán.
– Giao dịch thỏa thuận: Không quy định đơn vị giao dịch.
b) Đơn vị yết giá:
– Đơn vị yết giá quy định đối với cổ phiếu là 100 đồng.
– Không quy định đơn vị yết giá đối với giao dịch thỏa thuận.
4. Biên độ dao động giá
– Đối với cổ phiếu đang giao dịch: Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch là ±15% so với giá tham chiếu.
– Đối với cổ phiếu mới đăng ký giao dịch trong ngày giao dịch đầu tiên và cổ phiếu không có giao dịch trên 25 phiên giao dịch liên tiếp, trong ngày đầu tiên giao dịch trở lại, biên độ dao động giá được áp dụng là ±40% so với giá tham chiếu.
– SGDCKHN quyết định thay đổi biên độ dao động giá trong trường hợp cần thiết sau khi được UBCKNN chấp thuận.
5. Giá tham chiếu
– Đối với cổ phiếu mới đăng ký giao dịch, việc xác định giá tham chiếu của ngày giao dịch đầu tiên do tổ chức đăng ký giao dịch đề xuất và được SGDCKHN chấp thuận.
– Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là bình quân gia quyền của các giá giao dịch lô chẵn thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày có giao dịch khớp lệnh liên tục gần nhất trước đó.
– SGDCKHN công bố giá tham chiếu hàng ngày của các chứng khoán đang giao dịch.
– Ví dụ: Cổ phiếu AAA có 3 lệnh khớp với khối lượng và giá lần lượt là:
+ 2000cp giá 25.000 đ.
+ 5000cp giá 26.000 đ.
+ 3000cp giá 24.000 đ.
Giá bình quân gia quyền là 25.200 được lấy làm giá tham chiếu của cổ phiếu AAA cho ngày hôm sau.
6. Quy định về thanh toán
– VSD thanh toán giao dịch cổ phiếu theo kết quả bù trừ đa phương căn cứ vào kết quả giao dịch do SGDCK cung cấp.
– Việc thanh toán giao dịch được thực hiện theo nguyên tắc chuyển giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền tại ngày thanh toán.
– Ngày thanh toán giao dịch cổ phiếu là ngày làm việc thứ 2 sau ngày giao dịch (T+2).
– Trình tự và thủ tục thực hiện thanh toán được quy định tại Quy chế do TTLKCK ban hành.
Có nên giao dịch trên sàn Upcom
1. Ưu điểm
Upcom là sàn giao dịch hoạt động công khai và minh bạch đảm bảo mang đến cho khách hàng sự an toàn, uy tín trong quá trình giao dịch. Chịu sự giám sát và quản ký trực tiếp từ trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội nên Upcom luôn nhận được sự đánh giá tốt hơn sàn OTC.
Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng tiếp cận nhiều doanh nghiệp đáng tin cậy bằng cổng thông tin của sàn HNX nhờ vào sự liên kết chặt chẽ của hai sàn. Cũng vì vậy mà quá trình giao dịch tập trung được diễn ra dễ dàng, an toàn và nhanh chóng hơn cho cả bên bán lẫn bên mua.
Các doanh nghiệp, công ty lựa chọn thị trường Upcom để đo lường mức độ tăng trưởng của sản phẩm cổ phiếu được phát hành. Đồng thời tạo đòn bẩy cho việc niêm yết chứng khoán trên các sàn HNX và HOSE dễ dàng hơn. Upcom cũng là nơi lý tưởng để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến nhiều nhà đầu tư hơn.
2. Nhược điểm
– Các loại chứng khoán của sàn Upcom có tính rủi ro cao hơn những sàn khác.
– Một số mã chứng khoán có tính thanh khoản thấp, không còn giao dịch.
– Sàn Upcom là nơi thích hợp để đầu cơ hơn là đầu tư.
– Tiêu chuẩn của sàn Upcom thấp hơn hai sàn HNX và HOSE.
Kết lại thị trường Upcom là gì?
Thị trường Upcom hay sàn Upcom là sàn giao dịch chứng khoán của những công ty đại chúng chưa được niêm yết trên trên sàn HoSE hoặc sàn HNX. Sàn Upcom tập trung các doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn hay cổ phần đã phát hành chứng khoán ra công chúng nhưng vẫn chưa được niêm yết trên thị trường. Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu Upcom tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (SGDCKHN)