Thị trường ngách là một phân khúc thị trường nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp hiện nay. Phân khúc thị trường này mang lại nhiều lợi nhuận cùng tỷ lệ phát sinh thị trường đặc biệt cao trong thời gian gần đây. Vậy bản chất thị trường ngách là gì? Ví dụ trong thực tế ra sao? Lợi ích và làm cách nào để xác định thị trường ngách phù hợp với doanh nghiệp?
Thị trường ngách là gì?
Thị trường ngách (tiếng anh: Niche Market) là một phân khúc nhỏ được phát triển từ một thị trường lớn. Mỗi thị trường ngách có nhu cầu cụ thể khác nhau và có đặc điểm khác biệt nào đó so với thị trường tổng thể. Thị trường ngách là thị trường ẩn chứa nhiều tiềm năng chưa được khai phá hoặc chưa được khai phá triệt để.
Các doanh nghiệp hướng đến thị trường ngách nhằm mục đích mang lại cho người tiêu dùng trải nghiệm dịch vụ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp trong thị trường này thường phục vụ cho nhu cầu độc đáo khác biệt mà các nhà cung cấp chính thống khác chưa thể giải quyết được.
Ví dụ về thị trường ngách
Gần như mọi nhà ở những khu nông thôn mới đều nuôi chó, mèo, cá và nhiều loài động vật khác nhau. Việc kinh doanh các sản phẩm như thức ăn, chăm sóc lông, vệ sinh vật nuôi là thị trường ngách bất kỳ ai cũng có thể tham gia. Thường thì khu vực nông thôn sẽ ít cửa hàng thú nuôi, nên việc cạnh tranh rất thấp so với kinh doanh các mặt hàng khác.
Một số ý tưởng về thị trường ngách vật nuôi bạn có thể tham khảo như:
– Máy ảnh thú cưng để xem và tương tác với thú cưng khi bạn không ở nhà.
– GPS theo dõi thú cưng.
– Sản phẩm được cá nhân hóa với ảnh của thú cưng.
– Thức ăn cho vật nuôi hữu cơ.
– Phụ kiện và quần áo cho thú cưng.
Lợi ích của thị trường ngách
Tìm hiểu và xác định được thị trường ngách chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp thành công. Thông qua việc xác định thị trường ngách, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận một thị trường rộng lớn hơn với nhu cầu và sở thích cụ thể của đối tượng khách hàng mục tiêu. Chiến lược kinh doanh theo thị trường ngách sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế cạnh tranh sau:
1. Sự trung thành
Khi tiếp cận với thị trường ngách, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận và tương tác với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu nhỏ lẻ chuẩn xác hơn. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
2. Cắt giảm chi phí Marketing
Khi mà doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu cụ thể cho đối tượng khách hàng mục tiêu từ đó sẽ xác định được mong muốn của họ để đưa ra chiến lược quảng bá tiếp thị phù hợp nhất. Việc chạy quảng cáo hướng đến mục tiêu khách hàng cụ thể nên sẽ tiết kiệm tối đa chi phí quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
3. Thể hiện trình độ chuyên môn cao
Thị trường ngách là thị trường mới và không có nhiều thông tin, khi bạn cung cấp sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt trong thị trường này thì bạn đã trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Điều này sẽ tạo niềm tin trong lòng khách hàng và doanh nghiệp sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu.
4. Tăng doanh thu bán hàng
Khi đã tìm hiểu và xác định được nhu cầu cụ thể của đối tượng khách hàng mục tiêu thì doanh nghiệp cần mang đến một loại sản phẩm, dịch vụ khác biệt so với những đối thủ khác trên thị trường. Như vậy doanh nghiệp để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng khách hàng và khiến họ có xu hướng thanh toán cao hơn cho sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Cách xác định thị trường ngách phù hợp
Sau khi đã xác định được những lợi ích mà thị trường ngách mang lại, doanh nghiệp cần xác định thị trường ngách phù hợp, khả thi. Cùng xác định thị trường ngách phù hợp với doanh nghiệp của bạn qua 5 bước sau:
1. Xác định lĩnh vực đang quan tâm và điểm mạnh của doanh nghiệp
Để xác định thị trường ngách phù hợp cho doanh nghiệp của bạn, hãy tự trả lời các câu hỏi như:
– Đối tượng doanh nghiệp muốn phục vụ là gì?
– Doanh nghiệp có những kỹ năng gì?
– Doanh nghiệp của bạn giải quyết được vấn đề gì?
– Thương hiệu của bạn có điểm mạnh gì?
– Bạn có kiến thức trong lĩnh vực nào?
2. Nghiên cứu thị trường ngách
Khi đã xác định được lĩnh vực mà doanh nghiệp hướng đến thì cần khoanh vùng thị trường mục tiêu. Nên bắt đầu với nhóm người tiêu dùng rộng rãi và từng bước xác tìm các tập hợp khách hàng con để thu hẹp thị trường.
Để thu hẹp thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần nghiên cứu và xác định chân dung khách hàng mục tiêu và tính cách của khách hàng. Một số hành vi người dùng mà bạn cần nghiên cứu như:
– Sở thích mua hàng.
– Hành vi mua sắm.
– Đặc điểm lựa chọn sản phẩm.
Hiểu những vấn đề này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được sản phẩm dịch vụ mà khách hàng mong muốn để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của họ.
3. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn xác định được điểm mạnh điểm yếu của họ. Qua đó định hướng phát triển thương hiệu hiệu quả và giảm thiểu rủi ro khi xâm nhập thị trường.
Việc tìm hiểu đối thủ còn giúp bạn tiết kiệm nguồn lực và chi phí trong quá trình triển khai dự án. Hoàn thành việc phân tích đối thủ cạnh tranh cũng sẽ giúp bạn xác định chính xác điểm khác biệt của bạn trong thị trường.
4. Chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường
Khi đã xác định được ngách phù hợp, doanh nghiệp cần lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị trường ngách của mình. Hãy bắt đầu lập kế hoạch phát triển sản phẩm dịch vụ mà bạn hướng đến. Khi đã chuẩn bị kỹ càng thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn rất nhiều.
Một số câu hỏi cần trả lời trong bước này như:
– Các tính năng chính của sản phẩm.
– Điểm khác biệt của sản phẩm.
– Nguồn lực của doanh nghiệp có đủ lớn hay không?
5. Đánh giá tiềm năng dự án
Mục tiêu chung cuối cùng mà các doanh nghiệp hướng đến chính là khả năng sinh lời của dự án. Để đánh giá khả năng sinh lời, doanh nghiệp cần trả lời một số câu hỏi như:
– Người tiêu dùng có thể sống thiếu sản phẩm, dịch vụ của bạn không?
– Sản phẩm, dịch vụ của bạn có khiến khách hàng quay lại lần 2 không?
– Liệu thị trường ngách mà bạn đang hướng đến có phải là cơn sốt nhất thời không?
– Thị trường ngách này có khả năng khai thác lâu dài không?
Kết lại thị trường ngách là gì?
Thị trường ngách là một phân khúc nhỏ được phát triển từ một thị trường lớn. Mỗi thị trường ngách có nhu cầu cụ thể khác nhau và có đặc điểm khác biệt nào đó so với thị trường tổng thể. Thị trường ngách là thị trường ẩn chứa nhiều tiềm năng chưa được khai phá hoặc chưa được khai phá triệt để.
Thị trường là nơi trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua để thỏa mãn nhu cầu của bản thân dựa vào số lượng và chất lượng của sản phẩm mà giá cả được hình thành. Trong Marketing thị trường là nơi tập hợp những người mua, chứ không bao gồm người bán. Chính vì vậy, các Maketer chỉ xem xét đến tập hợp người mua nên chỉ tập trung nghiên cứu vào những tác động dẫn đến hành vi mua hàng. Xem thêm: Thị trường là gì?