Câu hỏi: Tây Bắc có các cao nguyên nào?
A. Kon Tum, Mơ Nông, Lâm Viên, Sín Chải.
B. Đắc Lắc, Kon Tum, Mộc Châu, Sơn La.
C. Sơn La, Sín Chải, Ta Phình, Mộc Châu.
D. Mơ Nông, Pleiku, Lâm Viên, Ta Phình.
Đáp án chính xác là C. Tây Bắc có các cao nguyên Sơn La, Sín Chải, Ta Phình, Mộc Châu.
1. Cao nguyên Sơn La
Cao nguyên Sơn La là một cao nguyên ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Cao nguyên này nằm ở độ cao 600 mét so với mực nước biển, dài khoảng gần 100 km từ dải trũng Yên Châu (đông nam Sơn La) lên đến Tuần Giáo (Điện Biên), và rộng khoảng 25 km. Cao nguyên này được cấu tạo chủ yếu bằng đá phiến và đá vôi.
Trên cao nguyên có một số cánh đồng có đất tốt và đủ nước, như Chiềng Đông (Yên Châu) và Mai Sơn. Nhưng cũng có những nơi thiếu nước, thường là bề mặt san bằng của núi mà đôi khi cũng coi là cao nguyên riêng, như Nà Sản (Mai Sơn) và Cò Nòi (Mai Sơn). Phần phía nam của cao nguyên Sơn La có nhiều rừng cây gỗ. Trong khi đó phần phía bắc chủ yếu là những trảng cỏ tranh rộng lớn.
Khí hậu trên cao nguyên Sơn La nói chung mát mẻ. Mùa đông đôi khi có sương muối. Mùa hè đôi khi có gió Lào.Trên cao nguyên Sơn La có mỏ đồng và niken.
2. Cao nguyên Sín Chải
Cao nguyên Sín Chải là một cao nguyên nhỏ nằm trải rộng trên diện tích huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên. Phía bắc là cao nguyên Tà Phình với giới hạn là sông Đà và núi Pu Sam Sao (1904 m), phía đông cũng là sông Đà, phía tây là sông Nậm Mức, phía nam thấp dần và giáp với núi Pu Huổi Long, phía bên kia là cao nguyên Sơn La.
Cao nguyên nhỏ này có diện tích khoảng 1.500 km2, có chiều rộng khoảng 25 km, chiều dài khoảng 60 km, độ cao trung bình 1.500 m, điểm cao nhất 1.596 m tại đỉnh Ta Pang Dinh.
Cao nguyên Sín Chải nằm ở độ cao 1.000 m so với mực nước biển, dài 30 km dọc theo sông Đà từ Tuần Giáo đến ngã ba sông Đà và sông Nậm Na gần thị xã Mường Lay, rộng khoảng 10 km. Sườn cao nguyên phía sông Đà gần như dựng đứng.
3. Cao nguyên Ta Phình
Cao nguyên là có diện tích khoảng 1.000 km2, độ cao trung bình 1.500 m, điểm cao nhất tại đỉnh núi Pu Sam có độ cao 1.904 m. Bề mặt sơn nguyên tương đối bằng phẳng, lượn sóng với độ chia cắt sâu không quá 150 m.
Phía nam là sông Đà làm giới hạn với cao nguyên Sín Chải, phía tây là sông Nậm Na, phía bắc và phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn.
4. Cao nguyên Mộc Châu
Cao nguyên Mộc Châu thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả (mận, đào) và chăn nuôi bò sữa.
Cao nguyên Mộc Châu cách Hà Nội khoảng 200 km theo quốc lộ 6. Người Thái, người Mông là các dân tộc thiểu số chiếm số đông ở Mộc Châu. Vào ngày 1 tháng 9 hằng năm, người Mông từ khắp vùng Tây Bắc tập trung về Mộc Châu và biến thị trấn này thành một ngày hội đặc biệt. Ở Mộc Châu, các dịch vụ du lịch còn chưa phát triển, nếu không còn khách sạn có thể thuê nhà để ở với giá rẻ.
Xem thêm: Tây Nguyên là xứ sở của các cao nguyên nào?
Kết lại Tây Bắc có các cao nguyên nào?
Tây Bắc có các cao nguyên Sơn La, Sín Chải, Ta Phình, Mộc Châu.