Supply chain management được giới thiệu vào đầu năm 1982 bởi Oliver và Webber và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong vận hành của rất nhiều doanh nghiệp. Vậy Supply chain management là gì? Quản lý chuỗi cung ứng hoạt động ra sao? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Supply Chain Management là gì?
Supply Chain Management (viết tắt SCM) trong tiếng Việt có nghĩa là quản lý chuỗi cung ứng có nhiệm vụ hoạch định, tìm kiếm nguồn hàng, thua mua, tiến hành sản xuất, quản lý công tác hậu cần…đến việc tìm đầu ra như đối tác bán hàng, nhà cung cấp, kênh trung gian…
Đặc trưng của Supply Chain Management
SCM là sự kết hợp nhiều giải pháp khác nhau để cải thiện cách tìm kiếm những nguyên liệu với chi phí tối ưu từ đó tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất phân phối đến khách hàng.
Điều khó khăn nhất và cũng là quan trong nhất trong Supply Chain Managenment là người CEO phải có hiểu biết sâu rộng để tìm ra các nguồn tài nguyên tốt nhất và kết hợp chúng sao cho tối ưu trong dây chuyền cung ứng sản xuất.
Supply chain management được giới thiệu vào đầu năm 1982 bởi Oliver và Webber và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong vận hành của rất nhiều doanh nghiệp. Vậy Supply chain management là gì? Quản lý chuỗi cung ứng hoạt động ra sao? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Cách Supply Chain Management hoạt động
SCM cố gắng kiểm soát chặt chẽ hoặc liên kết tập trung việc sản xuất, vận chuyển và phân phối sản phẩm dịch vụ bằng cách quản lý nguồn cung ứng đầu vào, cắt giảm chi phí dư thừa và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.
Để thực hiện các hoạt động trên cần phải kiểm soát chặt chẽ lượng hàng tồn kho, sản xuất nội bộ, phân phối, bán hàng tồn kho của nhà cung cấp cho doanh nghiệp.
Hầu hết các sản phẩm tham gia vào thị trường đều khởi nguồn từ các nổ lực của các thành phần khác nhau tạo nên chuỗi cung ứng. Mặc dù chuỗi cung ứng đã xuất hiện trong chiều dài lịch sử của nền kinh tế thị trường nhưng chỉ vài năm gần đây, người ta mới bắt đầu quan tâm thật sự đến Supply Chain Management nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức như một dịch vụ giá trị gia tăng.
Người quản trị chuỗi cung ứng cần nắm rõ các yếu tố sau.
– Kế hoạch, chiến lược tối ưu hóa SCM.
– Nguồn vào: nguyên liệu thô hoặc dịch vụ.
– Sản xuất: tập trung nâng cao năng xuất.
– Giao hàng và hậu cần.
– Hệ thống tiếp nhận phản hồi với các sản phẩm bị lỗi hoặc không mong muốn.
Những cải thiện về năng suất và hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp ở hiện tại và cả tương lai. Đồng thời sẽ giảm thiểu những tổn thất từ việc thu hôi các sản phẩm và kiện tụng tốn kém ngoài ý muốn.
Lợi nhuận (trong tiếng Anh: Profit) là khoản tiền thu về được của nhà đầu tư khi tham gia vào một hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Lợi nhuận là điều mà bất kỳ ai tham gia vào hoạt động kinh tế đều mong muốn có được (trừ các tổ chức phi lợi nhuận). Để hiểu hơn bạn có thể xem bài viết: Lợi nhuận là gì?
Ví dụ về Supply Chain Management
Walgreens Boots Alliance Inc đã tập trung chuyển đổi chuỗi cung ứng của minh vào năm 2016 để đón đầu các xu hướng thay đổi cũng như tiếp tục gia tăng giá trị cho lợi nhuận của mình.
Bắt đầu vào ngày 5/7/2016, Walgreens đã tập trung vào công nghệ tổng hợp dữ liệu có liên quan và sử dụng phân tích để dự báo hành vi mua hàng của khách hàng. Sau đó nó hoạt động theo cách của mình để sao lưu chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu mong đợi của khách hàng.
Ví dụ Nhờ công nghệ Walgreens có thể dự đoán các triệu chứng bệnh cúm từ đó tiên đoán chính xác lượng hàng tồn kho cần thiết cho các loại thuốc cảm cúm không kê đơn, tạo ra một chuỗi cung ứng hiệu quả với ít hàng tồn kho. Sử dụng SCM này, Walgreens đã giảm lượng hàng tồn kho và tất cả các chi phí lưu kho và vận chuyển.
Vai trò của Supply Chain Management
Trong xu hướng toàn cầu hóa thì việc quản lý chuỗi cung ứng có vai trò quyết định đến sự tồn vong của một doanh nghiệp. Vì sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng, giá bán và giá thu mua nguồn cung hàng hóa có chất lượng ngày càng siết chặt.
Trong thực tế, nhờ quan lý chuỗi cung ứng hiệu quả các tập đoàn quốc tế như Dell, Wal-Mart thu về lợi nhuận cao hơn 5% so với các đối thủ trong ngành. Việc tối ưu hóa SCM cũng đã giúp Apple, Coca-Cola, Pepsi, SamSung tăng đến 40% lợi nhuận so với các ông ty khác.
Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy việc quản lý tốt Supply Chain Management sẽ giúp doanh nghiệp:
– Giảm 25-50% chi phí chuỗi cung ứng.
– Tồn kho giảm 20-60%.
– Dự báo sản xuất chính xác hơn 25-80%.
– Cải thiện vòng ứng đơn hàng tới 30-50%.
– Tăng lợi nhuận ròng lên đến 20%.
Tóm lại Supply Chain Management là gì?
Supply Chain Management là quản lý chuỗi cung ứng có nhiệm vụ hoạch định, tìm kiếm nguồn hàng, thua mua, tiến hành sản xuất, quản lý công tác hậu cần…đến việc tìm đầu ra như đối tác bán hàng, nhà cung cấp. kênh trung gian. Tối ưu Suppley Chain Management giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí sản xuất từ đó nâng cao lợi nhuận.