Site icon Top Kinh Doanh | Chia Sẻ Kiến Thức Tài Chính, Kinh Doanh, Kinh Tế

Slogan là gì? Cách tạo nên một Slogan hay và ý nghĩa

Slogan là câu nói ngắn gọn, súc tích, chứa đựng những thông điệp mô tả và thuyết phục tính chất của một thương hiệu. Slogan thường được sử dụng để diễn tả giá trị cốt lõi, lời hứa hay định hướng phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Slogan thường được sáng tạo bằng cách chơi chữ, những từ ngữ mang ý nghĩa mở rộng, đây là hai điều bắt buộc trong những khẩu hiệu quảng cáo.

Giống với tên thương hiệu, Slogan là một công cụ hiệu quả trong việc xây dựng nên giá trị thương hiệu. Nó giúp khách hàng dễ dàng hiểu được thương hiệu và sự khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh khác.

Những yếu tố tạo nên 1 slogan hay

Để xây dựng nên một Slogan hay, chứa đựng thông điệp ý nghĩa thì bạn cần quan tâm đến 4 yếu tố về cách tạo Slogan cho một công ty như sau:

Để có một slogan hay và ý nghĩa bạn cần phải quan tâm đến 4 yếu tố về cách đặt slogan cho công ty dưới đây bao gồm:

– Mục tiêu: Khi thực hiện sáng tạo một Slogan, bạn cần xác định chính xác mục tiêu và luôn tập trung hướng đến mục tiêu này. Slogan cần tập trung đến thương hiệu và tăng khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng khi nhắc đến.

– Ngắn gọn: Đây là điều hiển nhiên đối với 1 Slogan. Một Slogan hay, chất và ý nghĩa cần ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ và dễ hiểu. Chỉ như vậy nó mới dễ dàng đi sâu vào tâm trí khách hàng, giúp họ khi nhớ thương hiệu của bạn lâu hơn.

– Không phản cảm: Một Slogan được sử dụng trong doanh nghiệp không được sử dụng những từ ngữ phản cảm, dễ gây hiểu lầm hay có ý xúc phạm. 

– Chú trọng nhấn mạnh lợi ích sản phẩm: Slogan luôn thể hiện rõ nét tính năng, lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang lại.

Vai trò của Slogan đối với thương hiệu 

– Slogan mang vai trò chiến lược trong quá trình marketing thương hiệu.

– Slogan giữ vai trò chủ chốt trong hoạt động truyền tải giá trị cốt lõi của thương hiệu, tăng động lực. thúc đẩy giá trị thương hiệu trên nhiều phương tiện truyền thông.

– Slogan góp phần kêu gọi hành động khiến thương hiệu nhận được sự yêu mến từ khách hàng.

– Slogan là cầu nối xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.

– Góp phần gây dựng ấn tượng về thương hiệu mạnh mẽ khiến khách hàng ghi nhớ thật lâu.

– Slogan có khả năng chạm vào cảm xúc của khách hàng, tạo dựng cảm giác về sản phẩm cho người tiêu dùng.

– Slogan tạo nên sự khác biệt giữa thương hiệu, các doanh nghiệp, ngành nghề.

Cách tạo nên Slogan hay và ý nghĩa

1. Thấu hiểu thương hiệu của doanh nghiệp

– Trước khi bắt tay lựa chọn Slogan cho thương hiệu của doanh nghiệp, bạn cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng nội tại của thương hiệu. Bạn có thể tham khảo thông tin từ các website, trao đổi thông tin với nhân viên công ty về lịch sử thương hiệu, lịch sử doanh nghiệp, những câu Slogan hay tagline trước đó,… 

– Slogan cũng chính là một yếu tố quan trọng trong việc giúp khách hàng nhận diện thương hiệu. Để có được một câu slogan tốt nhất, bạn cần tìm hiểu nhân khẩu học của các đối tượng khách hàng mục tiêu, sản phẩm hay dịch vụ mà công ty đang cung cấp, tone giọng của công ty trên thị trường. 

– Slogan là cách giúp thương hiệu tạo nên được sự khác biệt so với đối thủ. Đồng thời thể hiện lên toàn bộ sứ mệnh thiêng liêng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Do đó, hãy tìm hiểu các giá trị khác biệt mà doanh nghiệp mang lại

– Hãy bắt đầu liệt kê những lợi ích lớn nhất của sản phẩm, thương hiệu mang đến cho khách hàng. Hoặc những điều khó khăn của khách hàng sẽ được giải quyết bởi sản phẩm của doanh nghiệp.

2. Nghiên cứu các câu slogan khác

Bạn cũng nên tìm kiếm những câu Slogan phổ biến của các công ty đối thủ trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều này giúp thương hiệu của bạn tránh được tình trạng vô tình trùng Slogan với đối thủ, đồng thời tìm kiếm thêm nhiều ý tưởng độc đáo hơn. 

Một số Slogan nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo như: “Think different – của Apple”, ”Just do it” – của Nike”, “I’m lovin’ it – của McDonald’s”. Đây đều là những Slogan có đặc điểm chung là ngắn và đáng nhớ giúp cho thương hiệu trở nên thành công rực rỡ. Đồng thời truyền tải được cảm giác tích cực của thương hiệu và tạo nên sự khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh. 

– Slogan “Just do it” của Nike giúp truyền cảm hứng cho khách hàng hành động. Mang đến những yếu tố thể thao, khỏe khoắn và cả động lực vượt lên mọi chướng ngại vật bất kể trong tình huống nào. 

– Slogan  “Think different” của Apple không chỉ lột tả được tầm nhìn lớn của thương hiệu, gắn liền cùng lịch sử phát triển xuyên suốt của Apple. Mà đây còn là định hướng phát triển cho sứ mệnh của toàn doanh nghiệp, luôn mang lại giá trị tương lai khác biệt cho thế giới. 

Trong quá trình viết Slogan, không được bỏ qua yếu tố độ dài câu chữ, những lợi ích thương hiệu mang lại và cách truyền cảm hứng về thương hiệu qua câu Slogan này. Một ví dụ minh chứng như Slogan của Apple “Think different”  không chỉ thể hiện được tầm nhìn thương hiệu xuyên suốt qua nhiều năm lịch sử mà còn định hướng được sứ mệnh của doanh nghiệp chính là mang đến giá trị tương lai đến với thế giới. 

Cần xem xét kỹ lưỡng số lượng từ, những thông điệp tổng thể, nhịp điệu, vần hay thậm chí là cả sự hài hòa trong câu văn.

3. Định vị thương hiệu trên thị trường 

Hãy xác định rõ khả năng định vị và yếu tố nhận diện của thương hiệu trên thị trường trong thời điểm hiện tại. Câu Slogan cần thể hiện được mức độ ảnh hưởng của thương hiệu đối với khách hàng. 

Chẳng hạn, nếu bạn cần tạo Slogan cho một công ty mới, thương hiệu chưa được biết đến rộng rãi thì Slogan phải là một lời chào mời hấp dẫn về những điều mà doanh nghiệp mang lại. 

Trong trường hợp công ty đã có uy tín trên thị  trường thì cần tìm hiểu tại sao thương hiệu cần phải thay đổi Slogan? Có định hướng phát triển mới cho thương hiệu hay không? Slogan mới này có phải là yếu tố trợ giúp cho hành động tái cấu trúc thương hiệu hay không? 

4. Tổng hợp tất cả các ý tưởng slogan

Trong trường hợp bạn đang làm cùng nhiều người khác, cần tập hợp ý tưởng về những Slogan của nhau. Những ý tưởng ban đầu sẽ mang tính “ngây ngô” nhưng đây chính là những hạt mầm giúp thiết kế nên một câu Slogan tuyệt vời, 

Đây là giai đoạn để bạn thỏa sức sáng tạo, đừng vội xóa bỏ bất kỳ một ý tưởng nào hay bó buộc suy nghĩ của bạn về vấn đề nào đó. Hãy cố gắng mang đến càng nhiều câu Slogan càng tốt. 

5. Lựa chọn slogan phù hợp nhất

Bước cuối cùng, sau khi đã tổng hợp được tất cả những câu Slogan có thể nghĩ ra từ mọi người trong team, bạn cần chọn lọc ra ý tưởng tốt nhất, phù hợp nhất. Bắt đầu từ 10, hạ dần xuống 5 câu Slogan, rồi xuống 3 và cuối cùng là chọn ra một câu Slogan thích hợp nhất. 

Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến hay nhận xét từ nhiều người khác. Một vài câu hỏi bạn có thể đặt ra về Slogan này như: 

– Slogan có đảm bảo tính dễ nhớ không? 

– Khi nghe đến câu Slogan này thì bạn liên tưởng đến điều gì? 

– Bạn có hình dung được sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu khi nghe câu Slogan này không?,…

Những câu slogan hay đến từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới

– Think different! – Hãy khác biệt! (Apple – Tập đoàn công nghệ máy tính Mỹ)

– Imagine – Hãy tưởng tượng. (Samsung – Tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc.)

– Don’t be evil – Không làm ác. (Google – “Ông lớn trong làng công nghệ, internet,…)

– Look inside – Hãy nhìn vào bên trong. (Intel – Tập đoàn sản xuất sản phẩm chip vi xử lý cho máy tính, ổ nhớ flash, bo mạch chủ, card mạng và nhiều thiết bị máy tính khác.)

– With LG, it’s all possible. When it’s all possible, life’s good. – Với LG, tất cả đều có thể. Khi tất cả đều có thể, cuộc sống sẽ tốt đẹp. (LG – Tập đoàn lớn của Hàn Quốc.)

– Connecting people – Kết nối mọi người. (Nokia – Tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Phần Lan.)

– Just do it. – Cứ làm đi. (Nike – Hãng đồ thể thao Nike.)

– Impossible is nothing. – Không gì là không thể.’ (Adidas – Thương hiệu thời trang Adidas.)

– Một phần tất yếu của cuộc sống. (Lavie – Nhãn hiệu nước uống đóng chai nổi tiếng.)

– Finger lickin’ good. – Vị ngon trên từng ngón tay. (KFC – thương hiệu gà rán nổi tiếng.)

– Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. (Prudential – Công ty bảo hiểm nhân thọ.)

– Nâng niu bàn chân Việt. (Bitis – Thương hiệu giày dép Việt Nam.)

– Khơi nguồn sáng tạo. (Trung Nguyên – Thương hiệu cà phê Việt Nam.)

Kết lại nghĩa của Slogan là gì?

Slogan là câu nói ngắn gọn, súc tích, chứa đựng những thông điệp mô tả và thuyết phục tính chất của một thương hiệu. Slogan thường được sử dụng để diễn tả giá trị cốt lõi, lời hứa hay định hướng phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Slogan thường được sáng tạo bằng cách chơi chữ, những từ ngữ mang ý nghĩa mở rộng, đây là hai điều bắt buộc trong những khẩu hiệu quảng cáo. 

Exit mobile version