Quy luật kinh tế là gì? Quy luật kinh tế (tiếng Anh: Economic Laws) phản ánh mối quan hệ tất yếu, bản chất, tính khách quan, thường xuyên, lặp đi lặp lại của những hiện tượng và quá trình kinh tế. Nền kinh tế hàng hóa là một dạng tổ chức kinh tế xã hội, trong đó các sản phẩm hàng hóa được sản xuất dùng để trao đổi, bán trên thị trường. Nó vận động và chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng biệt của nó: Quy luật cung cầu, Quy luật giá trị và Quy luật lưu thông tiền tệ.
Nội dung, tính chất Quy luật kinh tế
Quy luật kinh tế có tính khách quan xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định và chỉ mất đi khi những điều kiện này mất đi. Quy luật kinh tế tồn tại độc lập bên ngoài ý chí con người, chính vì vậy con người không thể sáng tạo, hay thủ tiêu quy luật kinh tế mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng các quy luật này nhằm phục vụ cho hoạt động kinh tế của mình.
Quy luật kinh tế là các quy luật xã hội, không giống với các quy luật tự nhiên, Quy luật kinh tế chỉ có tác dụng thông qua các hoạt động kinh tế của con người. Nếu nhận thức và hành động đúng theo quy luật kinh tế thì sẽ thu được kết quả tốt, ngược lại sẽ phải hứng chịu nhiều tổn thất.
Quy luật kinh tế đều có tính lịch sử chỉ tồn tại trong một số điều kiện kinh tế nhất định. Chính vì vậy, có thể phân chia Quy luật kinh tế thành hai loại là quy luật kinh tế đặc thù và Quy luật kinh tế chung. Các quy luật kinh tế đặc thù chỉ tồn tại trong một phương thức sản xuất nhất định. Các quy luật kinh tế chung sẽ tồn tại trong một vài phương thức sản xuất.
Ý nghĩa quy luật kinh tế?
– Tìm hiểu quy luật kinh tế hết sức quan trọng bởi các hiện tượng trong kinh tế đều chịu chi phối của quy luật kinh tế, hay nói các khác quy luật kinh tế chính là cơ sở để xây dựng chính sách của kinh tế của mỗi Quốc gia hay vùng lãnh thổ.
– Khi vận dung tốt quy luật kinh tế sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng lợi ích của con người.
– Khi vận dụng sai hoặc đánh giá thấp quy luật kinh tế sẽ không tránh khỏi sai lầm, chủ quan, duy ý chí, chính sách kinh tế không thể áp dụng vào đời sống, thậm chí còn gây nhiều thiệt hại to lớn, trên phạm vi rộng.
Quy luật kinh tế bao gồm các quy luật nào?
1. Quy luật cung cầu
– Quy luật cung cầu là sự điều chỉnh của thị trường với một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch cân bằng sẽ được xác định. Khi cầu lớn hơn cung thì giá tăng; cầu nhỏ hơn cung thì giá giảm; cầu bằng cung giá về trạng thái cân bằng.
– Quy luật này xác định rằng thông qua việc điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng hay mức giá thị trường và một lượng giao dịch hàng hóa cân bằng sẽ được xác định. Mức giá và khối lượng hàng hóa tương ứng với giao điểm của đường cung và đường cầu.
– Trạng thái cân bằng của mặt hàng như thế này được gọi là cân bằng đường cung và đường cầu. Khi đạt trạng thái cân bằng cùng một lúc tất cả các mặt hàng, kinh tế học gọi chúng là cân bằng chung hay cân bằng tổng thể. Tại trạng thái cân bằng, không có hiện tượng dư cung hay dư cầu.
Xem thêm bài viết: Cung cầu là gì? Quy luật cung cầu và giá cả thị trường, tiền tệ.
2. Quy luật giá trị
– Quy luật giá trị chính là quy luật kinh tế căn bản trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại của quy luật giá trị. Yêu cầu của quy luật giá trị đó là việc sản xuất cũng như trao đổi hàng hoá cần phải dựa trên hao phí sức lao động xã hội cần thiết.
– Nội dung của quy luật giá trị: Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa vào cơ sở giá trị của nó, tức là dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết.
+ Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa được thực hiện dựa trên hao phí sức lao động xã hội cần thiết. Có nghĩa là cần phải sử dụng lao động tiết kiệm nhằm mục đích giá trị của một sản phẩm hàng hóa phải nhỏ hơn hoặc hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của nó. Chỉ khi đó, việc sản xuất hàng hóa mới mang lại lợi thế cạnh tranh cao.
+ Thứ hai: Trong quá trình trao đổi hàng hóa cần tuân thủ nguyên tắc ngang giá, tức là cần đảm bảo bù đắp được phần chi phí người sản xuất và đảm bảo hoạt động sản xuất có lãi để có thể tiếp tục tái sản xuất.
– Sự tác động và vận hành của quy luật giá trị được thể hiện rõ nét qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Bởi vì giá trị hàng hóa là tiền đề của giá cả, còn giá cả chính là sự thể hiện bằng tiền của giá trị. Do đó, nên phụ thuộc vào giá trị hàng hóa.
Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về Quy luật này, hãy xem bài viết: Quy luật giá trị là gì?
3. Quy luật lưu thông tiền tệ
– Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật dựa trên quá trình lưu thông tiền tệ trên thị trường, phản ánh lượng tiền cần thiết cho việc lưu thông hàng hóa diễn tra trong một thời điểm nhất định. Tính chất cân đối hay điều tiết được thực hiện dựa trên hoạt động quản lý của Nhà nước đảm bảo lợi nhuận cho cá nhân, phát triển kinh tế chung giảm tiêu cực từ lạm phát.
Công thức: M= P x Q/V
Trong đó:
- MD: số lượng tiền cần thiết cho lưu thông.
- P: mức giá cả.
- Q: khối lượng hàng hóa và dịch vụ đem ra lưu thông.
- V: số vòng lưu thông trung bình của tiền tệ
Khi xác định tổng giá cả (P*Q) cần loại bỏ các hàng hóa không được dùng để lưu thông trong thời kỳ như:
– Hàng hóa bán hoặc mua chịu đến kỳ sau mới thực hiện thanh toán bằng tiền.
– Hàng hóa dự trữ hoặc tồn kho không thể mang ra bán hoặc được bán trong thời kỳ sau.
– Hàng hóa được sử dụng để trao đổi trực tiếp cùng các loại hàng hóa khác.
– Hàng hóa được mua hoặc bán bằng các hình thức thanh toán khác tiền mặt như chuyển khoản hoặc ký sổ.
Xem thêm: Quy luật lưu thông tiền tệ là gì?
Phía trên Top Kinh Doanh đã giải thích khái niệm Quy luật lưu thông tiền tệ, nội dung, tính chất và ý nghĩa của quy luật này, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới.