P&L là gì? Cách tính và đọc một báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn xác nhất

5175

P&L là một trong những báo cáo hết sức quan trọng vì khi dựa vào đây có thể đánh giá nhanh tình hinh kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy P&L là gì? Cách tính P&L ra sao? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:

P&L là gì?

P&L (Profit and Loss) là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh chính xác tình hình cũng như kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán. Profit and Loss cung cấp cho các nhà đầu tư và các bên quan tâm khác cái nhìn sâu sắc về cách một công ty đang hoạt động và liệu nó có khả năng tạo ra lợi nhuận hay không.

P&L là gì

Người lập P&L là ai?

Công việc lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường sẽ do bộ phận tài chính, kế toán của doanh nghiệp thực hiện. Những thông tin số liệu trong bản báo cáo cần được các kế toán viên tổng hợp từ các hồ sơ, chứng từ, báo cáo tài chính của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Sau đó tiến hành xử lý số liệu và đưa ra một bản báo cáo hoạt động kinh doanh đầy đủ, chi tiết nhất.

Để hoàn thành bản báo cáo hoạt động kinh doanh cần áp dụng rất nhiều kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn tài chính – kế toán. Chính vì vậy, không quá khó hiểu khi công việc này luôn được giao phó cho bộ phận tài chính, kế toán của doanh nghiệp.

Người lập P&L là ai?

Vai trò của P&L trong doanh nghiệp

P&L giữ vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp, nó đánh giá tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quý để đưa ra những định hướng phù hợp cho doanh nghiệp trong tương lai. P&L cũng có mức độ ảnh hưởng nhất định đến việc hợp tác của doanh nghiệp bởi vì các doanh nghiệp khác sẽ nhìn vào chỉ số trong báo cáo để quyết định có nên hợp tác cùng doanh nghiệp hay không.

Những số liệu cập nhật trong P&L đều cung cấp những thông tin chi tiết, tổng hợp nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ thống kê. Qua đó thể hiện được những hoạt động này mang lại lợi nhuận hay lỗ vốn. Ngoài ra, Báo cáo này còn phản ánh khách quan tình hình sử dụng nguồn lực vốn, lao động, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò P&L trong doanh nghiệp

Ý nghĩa của P&L trong hoạt động kinh doanh

Trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện con số lãi hay lỗ của doanh nghiệp. Nó phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh này đang giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận hay thua lỗ. Nói cách khác là phản ánh doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển hay giảm sút, thể hiện giá trị hiện tại của doanh nghiệp trong kỳ. 

Qua đó, P&L có thể phản ánh được những nội dung như sau:

Thực trạng sử dụng tiềm lực con người, vốn, công nghệ, kỹ thuật, nhận xét, đánh giá khả năng quản lý cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Dự báo khả năng thu về lợi nhuận, quá trình chuyển động của dòng tiền và hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.

– Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng chính là nguồn vốn chính và nhân tố quan trọng trong bức tranh tái hiện tổng thể tài chính. Chỉ khi có đủ nguồn vốn thì doanh nghiệp mới có khả năng mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Đánh giá khách quan mức độ đóng góp của doanh nghiệp đối với sự phát triển chung của quốc gia. 

Ý nghĩa P&L

Các yếu tố của P&L

Một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ thể hiện tổng thể lãi, lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Một P&L bao gồm những yếu tố sau:

– Doanh thu: Bao gồm doanh thu từ việc bán sản phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu từ các hoạt động tài chính, chuyển nhượng, cho thuê mặt bằng, cơ sở hạ tầng, doanh thu từ lãi suất chênh lệch nhờ bán ngoại tệ,…

– Các khoản giảm trừ doanh thu: bao gồm giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, sản phẩm bị trả về, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT,…

– Giá vốn hàng bán: thể hiện toàn bộ nguồn chi phí nguyên liệu, hàng hóa và tổng chi phí sản xuất.

– Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm các chi phí lưu thông và quản lý.

– Lãi hoặc lỗ: phản ánh kết quả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.

Các khoản trích lục dự phòng.

Các yếu tố P&L

Cách tính P&L

Như đã đề cập ở trên thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp phản ánh tình hình lãi lỗ trong các kì của doanh nghiệp. Những chỉ tiêu được đề cập trong báo cáo nhằm thể hiện phương trình:

Công thức tính P&L:

Doanh thu thuần từ bán hàng = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Trong đó: Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại và các khoản thuế gián thu được tính trong giá bán.

Hoạt động của doanh nghiệp hiện tại được chia thành hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Trong đó, hoạt động kinh doanh bao gồm cả hoạt động sản xuất và hoạt động tài chính.

Nguyên tắc để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phải thể hiện được từng loại doanh thu và chi phí bỏ ra để thu được doanh thu này. Khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra chính là lợi nhuận thu được.

Nội dung quan trọng của một P&L

1. Lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng

Lợi nhuận thuần (tiếng Anh Net Profit) là khoản lợi có được từ các hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu thể hiện kết quả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua việc tính toán chênh lệch của tổng doanh thu thu về trong kỳ sau khi trừ đi tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ, bao gồm giá thành toàn bộ số lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được.

Lợi nhuận thuần =  Tổng doanh thu – tổng giá vốn hàng bán

  • Trong đó: Giá vốn hàng bán là tất cả các chi phí sản xuất của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. 

Lợi nhuận ròng (thu nhập ròng, lãi thuần, lãi ròng) là phần lợi nhuận còn lại khi lấy tổng doanh thu đi toàn bộ chi phí được sử dụng để tạo ra sản phẩm. Bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp cần đóng cho cơ quan chức năng

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận thuần – (các khoản giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí doanh nghiệp…)

Phương pháp tính lợi nhuận trước và sau thuế:

– Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần – (các khoản giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí doanh nghiệp…)

– Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế > 0 tức là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lãi và ngược lại thì hoạt động kinh doanh đang thua lỗ. 

2. Doanh thu và doanh thu thuần

Doanh thu là khoản thu từ việc bán hàng hay cung cấp các dịch vụ. Cũng có thể hiểu đơn giản là tổng giá trị các sản phẩm, dịch vụ được bán ra của doanh nghiệp cùng nhiều khoản phụ thu khác. 

Doanh thu thuần là khoản doanh thu từ việc bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như: Giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán trả về, các loại thuế,…. 

Doanh thu thuần từ bán hàng = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu

Trong đó, Các khoản giảm trừ doanh như chính là: Giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán trả về, các loại thuế,…. 

Hạn chế của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận chịu tác động lớn từ việc đưa ra quyết định lựa chọn chính sách kế toán của từng doanh nghiệp. Những nhà quản lý thường có những hành động can thiệp có mục đích vào việc xác định lợi nhuận, gây sai lệch con số này trong báo cáo. 

Hoạt động này được gọi là quản trị lợi nhuận. Tuy nhiên việc quản trị lợi nhuận không thể tạo ra giá trị của dòng tiền. Chính vì vậy, các nhà phân tích cần kết hợp với phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đưa ra các đánh giá về chất lượng của lợi nhuận.

Đọc hiểu báo cáo tài chính – Nguồn Youtube: Vũ Long

Kết lại P&L là gì?

P&L là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh chính xác tình hình cũng như kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán. Profit and Loss cung cấp cho các nhà đầu tư và các bên quan tâm khác cái nhìn sâu sắc về cách một công ty đang hoạt động và liệu nó có khả năng tạo ra lợi nhuận hay không.