Personal Brading hay Thương hiệu cá nhân ngày càng được những người nổi tiếng chú trọng xây dựng bởi những giá trị của nó mang lại cực kỳ lớn. Đặc biệt trong thời đại mọi người có xu hướng tìm kiếm, học hỏi, thần tượng ai đó trong một lĩnh vực đặc thù. Vậy Personal Branding là gì? Cách xây dựng Personal Branding thế nào là hiệu quả nhất. Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Khái niệm Personal Branding là gì?
Personal Branding (tiếng Việt Thương hiệu cá nhân) chính là sự tổng hòa những đặc điểm độc đáo về kỹ năng, kinh nghiệm của chính bản thân của một người, tạo thành một nhãn hiệu riêng biệt. Một Personal branding hiệu quả và thành công sẽ khiến người đó nổi bật trong lĩnh vực bạn đang hoạt động cũng như trong vô vàn con người ngoài kia.
Làm Thương Hiệu Cá Nhân – Personal Branding, thế nào cho Nét?
Tầm quan trọng của việc xây dựng Personal Branding
Bạn sẽ phải tiêu tốn nhiều thời gian cũng như công sức để xây dựng thương hiệu cá nhân của mình. Tuy nhiên việc xây dựng Personal Branding lại vô cùng quan trọng.
1. Xu hướng tìm kiếm thông tin từ Google và Mạng xã hội gia tăng
– Bất kể bạn là một người mới hay có kinh nghiệm lâu năm trong ngành thì doanh nghiệp sẽ tìm hiểu thông tin của bạn theo nhiều cách khác nhau. Trong trường hợp bạn có cho mình một chút danh tiếng trong lĩnh vực hoạt động của mình thì sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sự nghiệp cũng như quá trình thăng tiến.
– Bạn hoàn toàn có khả năng tự tạo dựng một ưu thế cạnh tranh từ sớm để không còn phó mặc số phận, công việc cho những cuộc phỏng vấn khắc nghiệt và căng thẳng. Theo thống kê, có đến hơn 40% lực lượng lao động trên toàn thế giới đang sống và làm việc theo hướng tự do, độc lập. Chính vì vậy, một Personal Branding thật sự quan trọng và mang tính quyết định giúp bạn thành công trong thời đại này.
– Và một lẽ dĩ nhiên rằng, bạn càng thành công trong lĩnh vực hoạt động của mình bao nhiêu thì Personal Branding bạn tạo nên càng mạnh bấy nhiêu. Hầu hết những nhà lãnh đạo cấp cao của các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu đóng góp đến 45% tiếng tăm cho doanh nghiệp. Như vậy, một nửa tiếng tăm của doanh nghiệp, của thương hiệu đến từ Personal Branding của các vị lãnh đạo này.
– Cách mà các vị lãnh đạo, CEO xây dựng Personal Branding cũng tác động không nhỏ đến sự thành công của thương hiệu, của doanh nghiệp.
2. Personal Branding chính là bước đà chuẩn bị cho tương lai
– Việc xây dựng Personal Branding là cách giúp bạn phát triển trong tương lai. Mạng lưới mối quan hệ của bạn sẽ tăng lên đáng kể khi bạn tập trung vào việc tạo dựng và phát triển Personal Branding.
– Personal Branding mang một sức mạnh to lớn giúp bạn đạt được những mục tiêu đặt ra trước đó. Đừng quên rằng, để nâng cao giá trị thương hiệu bạn cũng cần đầu tư nhiều thời gian, công sức cũng như tiềm lực để phát triển.
– Việc tạo dựng và phát triển những thông tin mô tả về bạn, kinh nghiệm, công việc và thành tựu đạt được, nhận diện mục tiêu, thiết lập chiến lược phát triển thương hiệu là những công việc khiến bạn choáng ngợp. Tuy nhiên, khi đã xây dựng được cho mình một nền tảng vững chắc thì con đường phía trước sẽ dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều.
– Đừng quên tạo sự khác biệt cho mình trước đối thủ cạnh tranh. Đồng thời độc lập trên chặng đường xây dựng Personal Branding.
Các yếu tố Personal Branding trở nên thuyết phục
Personal Branding là một phạm trù rộng lớn và cơ sở để định vị những tiêu chuẩn của thương hiệu cũng rất đa dạng. Nhưng yếu tố thuộc tính cá nhân luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Những cơ sở để Personal Branding thực sự thuyết phục được người khác có thể là:
– Am hiểu kiến thức chuyên môn, hiểu rõ những khía cạnh có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình. Ngoài ra còn biết cách vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức này với nhau, đây chính là yếu tố cộng hưởng tạo dựng một con người tự tin trên hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân.
– Biết cách giao tiếp, ứng xử và có hoạt động truyền thông của bản thân là một yếu tố then chốt đưa bạn đến gần hơn với thương hiệu riêng của mình.
– Luôn tinh tế và linh hoạt để phối hợp giữa kiến thức với kinh nghiệm xã hội. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm đối với bất kỳ đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp nào.
– Đừng quên luôn tạo một tinh thần lạc quan và có cái nhìn tích cực về bản thân mình. Nếu như bạn không nhìn thấy điểm mạnh của bản thân thì làm sao để người khác có thể nhìn ra.
– Hãy tự đặt ra cho mình những tiêu chuẩn nhất định trong công việc và quyết tâm theo đuổi nó đến cùng để định hướng cho mình sự thành công trong tương lai. Và định hướng này phải được dựa trên cơ sở thực tế.
10 bước xây dựng Personal Branding
Personal Branding cũng có thể hiểu tương tự như thương hiệu của doanh nghiệp. Bạn là ai? Bạn đại diện cho điều gì? Bạn nắm giữ những giá trị gì và cách thể hiện nó?
Thương hiệu của doanh nghiệp giúp họ truyền tải giá trị của mình đến với khách hàng và tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu cá nhân cũng làm điều tương tự với cá nhân, nó mang những giá trị đặc biệt, bản sắc độc đáo của cá nhân đến các nhà tuyển dụng hay khách hàng tiềm năng.
Để xây dựng Personal Branding thì bạn cần trở nên “đắt giá”. Một quy trình xây dựng thương hiệu cá nhân thường bao gồm 10 bước:
Bước 1: Biết được bản thân mình là ai
Để xây dựng được một Personal Branding thể hiện chính xác bản sắc cá nhân cũng như nghề nghiệp của bạn thì việc đầu tiên bạn cần xác định mình là ai? Hãy tự hỏi bản thân mình những câu hỏi dưới đây để xem điểm mạnh điểm yếu của mình ở đâu:
– Lĩnh vực công việc nào là thế mạnh của tôi?
– Những đặc điểm nào của tôi được nhiều người khen ngợi?
– Dự án nào mà tôi có thể dành hàng giờ làm việc mà không thấy mệt mỏi hay quá tải?
– Điều gì thúc đẩy tôi làm việc?
Nếu bạn gặp khó khăn khi trả lời những câu hỏi này thì hãy tham khảo ý kiến từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp để biết họ thấy bạn như thế nào. Sau khi nhận thức rõ nhất những khía cạnh về đặc điểm, tính cách của mình thì bạn sẽ tìm được phương thức tốt nhất để xây dựng thương hiệu.
Một chiến lược tốt nhất là khi bạn lựa chọn được một lĩnh vực cụ thể để tập trung xây dựng và phát triển theo thời gian.
Bước 2: Xác định những điều bạn muốn xây dựng
– Personal Branding không chỉ phản ánh con người của bạn trong hôm nay, mà nó thể hiện một lộ trình đích đến của bạn. Bên cạnh việc tìm hiểu kỹ năng, năng lực của bản thân, việc đánh giá điểm mạnh điểm yếu trong các ngành nghề là vô cùng quan trọng.
– Việc này sẽ giúp bạn khám phá đâu là đặc điểm, kỹ năng giúp bạn trở nên khác biệt so với người khác. Cũng tương tự như vậy thì đâu là lĩnh vực bạn cần học hỏi, cải thiện kiến thức để ngày một thăng tiến tốt hơn.
– Việc đặt ra mục tiêu gần trong 5 – 10 năm nữa và những đặc điểm khiến bạn được người khác nhận ra sẽ giúp bạn xác định chính xác những bước cần làm để thực hiện mục tiêu này.
Bước 3: Xác định đối tượng muốn hướng đến
Trước khi xây dựng Personal Branding thì việc xác định đối tượng bạn muốn tiếp cận là một việc cần thiết.
– Đối tượng này có phải những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực hoạt động của bạn hay không?
– Người tuyển dụng?
– Cá nhân cụ thể tại một doanh nghiệp
Xác định được đối tượng hướng đến càng sớm thì câu chuyện càng dễ xây dựng hơn. Bởi vì không có ai hiểu về câu chuyện cần kể hơn bạn.
Bước 4: Nghiên cứu lĩnh vực bạn muốn theo đuổi
– Khi xác định được lĩnh vực, ngành nghề muốn theo đuổi, việc của bạn là cần nghiên cứu về những chuyên gia trong ngách này. Tìm hiểu xem người dẫn đầu tư tưởng trong lĩnh vực là ai , tìm hiểu blog hay những nơi họ đóng góp suy nghĩ, công sức của mình.
– Ngoài ra tìm hiểu thêm những người đã thành công xây dựng thương hiệu cá nhân của mình, những việc họ đang làm, học hỏi và làm tốt hơn họ.
– Trong quá trình xây dựng Personal Branding mục tiêu chính là tạo sự nổi bật. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể vươn lên dẫn đầu nếu không xem xét những người đã từng tạo ra thành công trước đó.
Bước 5: Phỏng vấn thông tin
Khi đã hình thành danh sách những doanh nghiệp bạn hướng đến và những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực bạn ngưỡng mộ, hãy cân nhắc để liên hệ với họ và ngỏ ý về một cuộc phỏng vấn cung cấp thông tin.
Đừng ngần ngại với việc đặt ra câu hỏi, hãy đặt ra những câu hỏi giúp bạn gia tăng hiểu biết trong lĩnh vực mình đang mong muốn hướng đến. Chẳng hạn như:
– Bạn đã gia nhập lĩnh vực này như thế nào?
– Bạn cần làm gì nếu bạn phải thực hiện lại quy trình chuyển đổi?
– Bạn thấy lĩnh vực này phát triển như thế nào?
– Bạn luôn cập nhập các xu hướng như thế nào?
– Có hiệp hội nghề nghiệp hay thương mại nào mà tôi có thể tham gia hay không?
Bước 6: Chuẩn bị thông tin PR bản thân
Khi đã tổng hợp những thông tin thể hiện về Personal Branding, hãy dành ra một chút thời gian để tạo một quảng cáo thật sự thu hút. Có thể là một câu chuyện về con người của bạn trong 30 – 60 giây.
Bất kể bạn tham gia một sự kiện kết nối, hay chuẩn bị một bài thuyết trình sẽ giúp bạn mô tả ngắn gọn nhất những gì bạn đã làm và nơi bạn muốn hướng đến trong sự nghiệp của mình. Đảm bảo bài PR ngắn gọn, xúc tích, chỉ tập trung vào những điểm chính.
Bước 7: Kết nối các mối quan hệ
– Trong hành trình xây dựng Personal Branding việc quan trọng là luôn kết nối và kết nối hiệu quả để phát triển khả năng kết nối chuyên nghiệp của bạn.
– Xây dựng được càng nhiều sự kết nối và mang đến nhiều giá trị trong quá trình tương tác thì thương hiệu cá nhân của bạn sẽ càng được công nhận.
Bước 8: Nhờ đánh giá tích cực từ người quen
Có được sự xác nhận từ những người quản lý, đồng nghiệp cũ là một cách hiệu quả giúp bạn xác định Personal Branding của mình. Hành động này cho phép người khác truyền tải giá trị riêng của bạn.
Bước 9: Tăng sự xuất hiện trên mạng xã hội
Hãy luôn đảm bảo sự hiện diện của mình thu hút nhà tuyển dụng, đồng nghiệp và những người khác, dù cho bạn không đi tìm việc. Hiện nay có nhiều công cụ truyền thông khác nhau giúp bạn thực hiện việc này.
Việc chia sẻ câu chuyện, đặc điểm, khả năng của mình trên các nền tảng sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều đối tượng khác nhau.
Bước 10: Đảm bảo phân bổ không chỉ trên trực tuyến
Personal Branding mà bạn xây dựng không phải là một nhân vật trực tuyến, mà bạn xây dựng trên tất cả phương diện.
Bạn càng xuất hiện trên nhiều phương diện, có cơ hội làm việc với nhiều người khác nhau, tình nguyện mang đến cho họ dự án và khẳng định mình với vai trò một người lãnh đạo. Đây là một phần tạo nên thương hiệu của bạn.
Khả năng lãnh đạo đến từ cách bạn hành động, cư xử cũng như tương tác cùng mọi người. Câu chuyện của bạn, cùng với những tương tác hằng ngày là cách giúp bạn định hình thương hiệu cá nhân của mình.
Tóm lại Personal Branding là gì?
Personal Branding là tìm ra thế mạnh của bản thân, phát triển nó vượt bậc so với các cá nhân khác trong ngành từ đó tạo nên sự khác biệt từ tính cách, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống và làm việc của mình.