PCI là gì? Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021 Việt Nam

4790

PCI (viết tắt cum từ tiếng Anh Provincial Competitiveness Index) là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được sử dụng để xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành tại Việt Nam trong việc điều hành kinh tế và xây dựng môi trường thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp tư nhân. Còn cụ thể hơn về chỉ số PCI hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:

PCI là gì

Chỉ số PCI được dùng để làm gì?

PCI được Việt Nam công bố thí điểm vào năm 2005 trên 42 tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương. Một năm sau, chỉ số này được đo lường trên tất cả tỉnh/ thành phố trên cả nước, đồng thời bổ sung thêm các thành phần để phù hợp với từng năm.

Chỉ số PCI dùng để làm gì

Chỉ số PCI dùng để làm gì

Chỉ số PCI không nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học đơn thuần, nhìn nhận, biểu dương, phê bình những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao hay thấp.

Thay vào đó, tìm hiểu chỉ số PCI và tìm ra nguyền nhân vì sao một số tỉnh/ thành vượt trội hơn những khu vực khác về phát triển kinh tế khối tư nhân, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. Từ đó, tham mưu những thông tin hữu ích cho lãnh đạo các tỉnh/ thành để xác định những lĩnh vực và cách thức để cải thiện chỉ số PCI.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2020

Tỉnh Điểm số PCI Xếp hạng Nhóm xếp hạng
Quảng Ninh 75.09 1 Rất tốt
Đồng Tháp 72.81 2 Rất tốt
Long An 70.37 3 Rất tốt
Bình Dương 70.16 4 Rất tốt
Đà Nẵng 70.12 5 Rất tốt
Vĩnh Long 69.34 6 Tốt
Hải Phòng 69.27 7 Tốt
Bến Tre 69.08 8 Tốt
Hà Nội 66.93 9 Tốt
Bắc Ninh 66.74 10 Tốt
Thái Nguyên 66.56 11 Khá
Cần Thơ 66.33 12 Khá
Quảng Nam 65.72 13 Khá
TP.HCM 65.7 14 Khá
BRVT 65.48 15 Khá
Lào Cai 65.25 16 Khá
TT-Huế 65.03 17 Khá
Nghệ An 64.73 18 Khá
An Giang 64.72 19 Khá
Đồng Nai 64.56 20 Khá
Hà Tĩnh 64.56 21 Khá
Phú Thọ 64.52 22 Khá
Lâm Đồng 64.43 23 Khá
Tây Ninh 64.16 24 Khá
Thái Bình 64.02 25 Khá
Khánh Hòa 63.98 26 Khá
Bắc Giang 63.98 27 Khá
Thanh Hóa 63.91 28 Khá
Vĩnh Phúc 63.84 29 Khá
Hà Nam 63.47 30 Trung bình
Tuyên Quang 63.46 31 Trung bình
Ninh Thuận 63.44 32 Trung bình
Yên Bái 63.35 33 Trung bình
Bình Thuận 63.29 34 Trung bình
Đắk Lắk 63.22 35 Trung bình
Quảng Ngãi 63.2 36 Trung bình
Bình Định 63.18 37 Trung bình
Gia Lai 63.12 38 Trung bình
Hậu Giang 63.11 39 Trung bình
Nam Định 63.1 40 Trung bình
Quảng Trị 63.07 41 Trung bình
Phú Yên 62.84 42 Trung bình
Cà Mau 62.82 43 Trung bình
Hòa Bình 62.8 44 Trung bình
Tiền Giang 62.78 45 Trung bình
Điện Biên 62.62 46 Trung bình
Hải Dương 62.52 47 Trung bình
Trà Vinh 62.44 48 Trung bình
Lạng Sơn 62.43 49 Trung bình
Bình Phước 62.42 50 Trung bình
Sóc Trăng 62.34 51 Trung bình
Quảng Bình 62.3 52 Trung bình
Hưng Yên 62.23 53 Trung bình
Cao Bằng 62.2 54 Trung bình
Sơn La 62.05 55 Trung bình
Kon Tum 62.02 56 Trung bình
Lai Châu 61.98 57 Trung bình
Ninh Bình 61.98 58 Trung bình
Bắc Kạn 61.97 59 Trung bình
Đắk Nông 61.96 60 Trung bình
Hà Giang 61.16 61 Trung bình
Kiên Giang 60.01 62 Tương đối thấp
Bạc Liêu 59.61 63 Tương đối thấp

Nhấn vào tải Bản đầy đủ về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam 2020.

Nguồn: PCI Việt Nam

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Chỉ số CPI Việt Nam 2021

Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu PCI 2021 với điểm số 73,02. Trong bảng xếp hạng PCI năm nay, Quảng Ninh là tỉnh duy nhất được xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế “Rất tốt”. Đây cũng là lần thứ 5 liên tiếp tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu toàn quốc về điểm số PCI.

Kết quả này tới từ những nỗ lực đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh trong năm 2021, khi chính quyền tỉnh này đã luôn duy trì tinh thần chủ động, quyết liệt và đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành. Trong năm 2021 dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vẫn duy trì quyết tâm cải thiện chất lượng điều hành của địa phương mình qua việc ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh là xây dựng chính quyền kiến tạo, lấy sự hài lòng của
người dân, doanh nghiệp làm thước đo cho sự phục vụ. UBND tỉnh cũng thường niên ban hành.

Kế hoạch hành động về triển khai cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bám sát mục tiêu chỉ đạo tại Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ và giao nhiệm vụ cải thiện từng chỉ tiêu trong PCI cho các sở ban ngành.

Trong năm 2021, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục nỗ lực rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa, công khai, minh bạch thủ tục hành chính để giảm 40-50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định. Hệ thống Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện đều thống nhất cơ chế làm việc theo nguyên tắc 5 tại chỗ (tiếp nhận – thẩm định – phê duyệt – đóng dấu – trả kết quả).

Tính đến hết tháng 2/2022, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp được 1.712 dịch vụ ở mức độ 3 và mức độ 47 trong tổng số 1,831 dịch vụ công
trực tuyến của tỉnh. Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 1.387 thủ tục, tương đương75% số dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với tỷ lệ áp dụng dịch vụ công trực tuyến của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, với tỷ lệ trung bình khoảng 48%.

Những nỗ lực thực chất của tỉnh Quảng Ninh đã giúp địa phương đứng đầu ở hai chỉ số thànhphần của PCI 2021 là Chi phí gia nhập thị trường (7,98 điểm) và Chi phí thời gian trong giải quyết thủ tục hành chính (8,52 điểm).

pci việt nam 2021

chỉ số cpi việt nam 2021

Chỉ số CPI 2021

Chỉ số PCI có báo nhiều chỉ tiêu đánh giá?

Hiện nay có 10 chỉ số được sử dụng dể tính chỉ số CPI của một tỉnh/ thành cụ thể như sau:

1. Chi phí gia nhập thị trường.

2. Tiếp cận và sử dụng đất đai.

3. Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh được công khai.

4. Chi phí không chính thức.

5. Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng.

6. Môi trường cạnh tranh.

7. Chính quyền năng động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp.

8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao.

9. Chính sách đào tạo lao động.

10. Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu và duy trì an ninh trật tự.

10 chỉ số thành phần CPI

10 chỉ số thành phần CPI

Cách tính chỉ số CPI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được xây dựng theo 3 bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin từ dữ liệu điều trà và từ các nguồn đã công bố khác.

Bước 2: Tính toán 10 chi số thành phần trên than điểm 10.

Bước 3: Gán trọng số và tính chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tổng hợp hồm điểm trung bình có trọng số của 10, chỉ số thành phần trên thang điểm tối đa 100.

Giải đáp nhanh các thắc mắc về PCI

1. Chỉ số PCI là gì?

PCI là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được sử dụng để xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành tại Việt Nam trong việc điều hành kinh tế và xây dựng môi trường thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp tư nhân. Chỉ số PCI gồm 10 thành phần chính và có 3 bước để tính ra chỉ số này.

2. Chỉ số PCI đo lường gì?

Chi phí gia nhập thị trường, Tiếp cận và sử dụng đất đai, Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh được công khai, Chi phí không chính thức, Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng, Môi trường cạnh tranh, Chính quyền năng động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao, Chính sách đào tạo lao động, Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu và duy trì an ninh trật tự. 

3. PCI bắt nguồn từ quốc gia nào?

PCI có nguồn gốc từ Việt Nam do một nhóm chuyên gia trong và ngoài nước của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) và USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ) phát triển.