Giải mã tin đồn Ngân hàng SCB phá sản đúng hay sai?

18195

Ngân hàng SCB phá sản là tin đồn đang gây hoang mang không chỉ cho những khách hàng đang gửi tiền mà còn những ai đang đầu tư vào ngân hàng này. Vậy Ngân hàng SCB phá sản do làm ăn thua lỗ đúng hay sai? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:

Ngân hàng SCB phá sản

Tin đồn Ngân hàng SCB phá sản đúng hay sai?

SCB là ngân hàng nào?

SCB là viết tắt của ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn được thành lập ngày 1/1/2012 với tiền thân là Ngân hàng Thương mại cổ phần Đệ Nhất, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa. SCB được đánh giá rất cao về tiềm lực tài chính chỉ xếp sau Agribank, Viettinbank, Vietcombank, BIDV.

SCB là ngân hàng nào?

SCB là ngân hàng nào?

Lưu ý: Bạn đừng nhần lẫn giữa ngân hàng SCB ( Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn) và Sacombank (Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín).

Nguyên nhân khiến tin đồn ngân hàng SCB phá sản rộ lên?

Hiện nay có một số chi nhánh ngân hàng SCB đóng cửa để di dời sang địa chỉ mới do các điểm giao dịch đó không mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Từ đó, xuất hiện nhiều tin đồn liên quan đến việc ngân hàng SCB làm ăn thua lỗ, phải đóng cửa và phá sản.

Nguyên nhân ngân hàng SCB phá sản

Nguyên nhân “tin đồn” ngân hàng SCB phá sản

Bà Chủ SCB Trương Mỹ Lan bị bắt có đúng

Ngày 8-10, Trung tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an – cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.

Đồng thời C03 ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan. Bà Lan là người sáng lập và hiện đang giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Bà Lan bị điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam các bị can: Trương Huệ Vân – tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; Nguyễn Phương Hồng – trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Hồ Bửu Phương – nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân trong thời gian 2018 – 2019.

Tuy nhiên, ngân hàng SCB đã khẳng định Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB. Do đó, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB.

Về cơ cấu cổ đông, đại diện ngân hàng này cho biết: Tính đến ngày 30/9/2022, SCB có 4.132 cổ đông, trong đó có 7 cổ đông nước ngoài, sở hữu 27,91 % vốn điều lệ. Cổ đông trong nước là 4.125, bao gồm 11 tổ chức sở hữu 15,7% và 4.114 cổ đông cá nhân sở hữu 56,11 % vốn điều lệ của ngân hàng.

Tại buổi họp báo, ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.Hồ Chí Minh cũng cho biết thêm, hiện SCB hiện đang hoạt động bình thường và ổn định. Phía Ngân hàng Nhà nước khẳng định có biện pháp đảm bảo hoạt động liên tục của SCB. Lợi ích hợp pháp của người dân sẽ được đảm bảo.

Trong trường hợp Ngân hàng SCB phá sản khách hàng có được nhận lại tiền gửi?

Theo Điều 3, Quyết định 21/2017/QĐ-TTg quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm như sau: “Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75.000.000 đồng (bảy mươi lăm triệu đồng)”.

Ngoài ra, khách hàng sẽ nhận được khoản đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản. Trong thực tế thì việc một ngân hàng phá sản là rất khó bởi khi các tổ chức tín dụng hay Ngân hàng thương mại hoạt động không hiệu quả thì ngay lập tức Ngân hàng Trung ương sẽ chỉ đạo thực hiện nhiều biên pháp cứu cánh như: chuyển giao bắt buộc, giải thể, chuyển nhượng cổ phần, sáp nhập…để đảm bảo thực hiện tốt chính sách tiền tệ.

Ngân hàng phá sản khách có nhận được tiền gửi

Ngân hàng phá sản khách có nhận được tiền gửi?

Tóm lại Ngân hàng SCB có phá sản không?

Ngân hàng SCB không bị phá sản như nhiều tin đồn thất thiệt. Việc ngân hàng SCB đóng cửa một số chi nhánh hoạt động không hiệu quả chỉ để cải thiện tình hình kinh doanh của hệ thống. Những ai đang gửi tiền hoặc đầu tư tại ngân hàng SCB hoàn toàn yên tâm trước tin đồn bị phá sản.

Xin chào mọi người, Tôi là Hữu Trí SEO Copywirter đã có kinh nghiệm 5 năm tìm hiểu lĩnh vực kinh tế, tài chính, kinh doanh thực tế. Hi vọng những nội dung tôi chia sẻ, giúp người đọc dễ dàng tiếp vấn đề một cách sâu sắc và dễ dàng hơn.