Miền Tây hay miền Tây Nam Bộ được xem là vựa lương thực lớn nhất Việt Nam, có vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân trong nước và xuất khẩu? Kinh tế các tỉnh miền Tây Việt Nam chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Vậy miền Tây có bao nhiêu tỉnh và Miền tây gồm những tỉnh nào hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Miền Tây có bao nhiêu tỉnh?
Miền Tây có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung Ương, bao gồm:
– Tỉnh An Giang.
– Tinh Bạc Liêu.
– Tỉnh Bến Tre.
– Tỉnh Long An.
– Tỉnh Cà Mau.
– Tỉnh Sóc Trăng.
– Tỉnh Hậu Giang.
– Tỉnh Trà Vinh.
– Tỉnh Đồng Tháp.
– Tỉnh Vĩnh Long.
– Tỉnh Kiên Giang.
– Tỉnh Tiền Giang.
– Thành phố Cần Thơ.
1. Tỉnh An Giang
An Giang là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Là tỉnh có dân số đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh đứng thứ 8 cả nước về dân số. Một phần của An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên.
An Giang sở hữu diện tích khá lớn ở miền Tây Nam Bộ, trong đó có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có sông nước mênh mông, có núi non kỳ vĩ, có rừng tràm, có đồng ruộng bát ngát,…
– Diện tích: 3.536,83 km2.
– Dân số: 1.904.532 người, mật độ 539 người/km2.
Vị trí địa lý tỉnh An Giang:
– Phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp dài 107,628 km.
– Phía tây giáp tỉnh Kiên Giang.
– Phía nam giáp thành phố Cần Thơ dài 44,734 km.
– Phía bắc giáp tỉnh Kandal và tỉnh Takéo, Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km.
2. Tỉnh Bạc Liêu
Bạc Liêu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 46 về số dân, xếp thứ 48 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 39 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 20 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với dân số 892.930 người, GRDP đạt 37.719 tỉ Đồng (tương ứng với 1,6382 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 42,05 triệu đồng (tương ứng với 1.826 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,36%.
– Diện tích: 2.669 km2.
– Dân số: 918.207 người, mật độ 344 người/km2.
Vị trí địa lý: tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích đất tự nhiên là 2.669 km², chiếm gần 0,8% diện tích cả nước và đứng thứ 7 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long:
– Phía bắc giáp với tỉnh Hậu Giang
– Phía đông và đông bắc giáp với tỉnh Sóc Trăng
– Phía tây nam giáp với tỉnh Cà Mau
– Phía tây bắc giáp với tỉnh Kiên Giang
– Phía đông nam giáp với Biển Đông với đường bờ biển dài 56 km.
3. Tỉnh Bến Tre
Bến Tre là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 28 về dân số, xếp thứ 46 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 56 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 48 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.288.200 người, GRDP đạt 60.035 tỉ đồng (tương ứng với 2,83 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 45,1 triệu đồng (tương ứng với 1.924 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,85%.
– Diện tích: 2.394 km2.
– Dân số: 1.288.463 người, mật độ 538 người/km2.
Vị trí địa lý tỉnh Bến Tre:
– Phía đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km.
– Phía tây và phía nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh có ranh giới là sông Cổ Chiên.
– Phía bắc giáp Tiền Giang có ranh giới là sông Tiền.
4. Tỉnh Long An
Long An là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 13 về số dân, trong danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP, xếp thứ 12 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 14 về GRDP bình quân đầu người. Với 1.763.754 người dân GRDP đạt 138.198 tỉ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt gần 81 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,41%.
– Diện tích: 4.494,93 km2.
– Dân số: 1.763.754 người, mật độ 392 người/km2.
Vị trí địa lý tỉnh Long An
– Phía đông và đông bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh
– Phía tây và tây bắc giáp giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng, Vương quốc Campuchia
– Phía nam giáp tỉnh Tiền Giang
– Phía bắc tỉnh Svay Rieng, Vương quốc Campuchia.
5. Tỉnh Cà Mau
Cà Mau là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 26 về số dân, xếp thứ 41 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 38 về GRDP bình quân đầu người. Với 1.229.600 người dân, GRDP đạt 53.229 tỉ Đồng (tương ứng với 2,3118 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 47,1 triệu đồng (tương ứng với 2.028 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,00%.
– Diện tích: 5.221,19 km2.
– Dân số: 1.194.476 người, mật độ 229 người/km2.
Vị trí địa lý tỉnh Cà Mau:
– Phía đông giáp Biển Đông với đường bờ biển 107 km.
– Phía tây và phía nam giáp Vịnh Thái Lan với đường bờ biển 147 km.
– Phía bắc giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang.
6. Tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 22 về số dân, xếp thứ 38 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 51 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 47 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.315.900 người dân, GRDP đạt 49.346 tỉ Đồng (tương ứng với 2,1432 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 37,5 triệu đồng (tương ứng với 1.628 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,20%.
– Diện tích: 3.311,87 km2.
– Dân số: 1.621.000 người, mật độ 489 người/km2.
Vị trí địa lý tỉnh Cà Mau:
– Phía đông và đông nam giáp Biển Đông.
– Phía đông bắc giáp tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long.
– Phía tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
– Phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
7. Tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 54 về số dân, xếp thứ 52 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 48 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 52 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 776.700 người dân, GRDP đạt 29.763 tỉ Đồng (tương ứng với 1,2926 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38,32 triệu đồng (tương ứng với 1.664 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,08%.
– Diện tích: 1.621,70 km2.
– Dân số: 726.792 người, mật độ 448 người/km2.
Vị trí địa lý tỉnh Hậu Giang:
– Phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng
– Phía tây giáp tỉnh Kiên Giang
– Phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu
– Phía bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long.
8. Tỉnh Trà Vinh
Năm 2021, GRDP tăng trưởng âm 3,92%, tổng giá trị sản xuất công nghiệp giảm 9,7% so với cùng kỳ. Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục phát huy thế mạnh và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 27.863 tỷ đồng, đạt 99,1% kế hoạch.
– Diện tích: 2.358,2 km2.
– Dân số: 1.009.168 người, mật độ 428 người/km2.
Vị trí địa lý tỉnh Trà Vinh:
– Phía Đông giáp Biển Đông với 65km bờ biển.
– Phía Tây giáp Vĩnh Long.
– Phía Nam giáp Sóc Trăng với ranh giới là sông Hậu.
– Phía Bắc giáp Bến Tre với ranh giới là sông Cổ Chiên.
9. Tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 15 về số dân, xếp thứ 30 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 43 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 57 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.693.300 người dân, GRDP đạt 67.732 tỉ Đồng (tương ứng với 2,9416 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 40,00 triệu đồng (tương ứng với 1.737 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,92%.
– Diện tích: 3.383,8 km2.
– Dân số: 1.693.300 người, mật độ 500 người/km2.
Vị trí địa lý tỉnh Đồng Tháp:
– Phía đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
– Phía tây giáp tỉnh An Giang.
– Phía nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.
– Phía bắc giáp tỉnh Prey Veng của Campuchia và tỉnh Long An.
10. Tỉnh Vĩnh Long
Trong năm 2021, GRDP của tỉnh giảm 1,05% so với năm 2020 nhưng GRDP bình quân đầu người tăng 1,1 triệu đồng, đạt 56,6 triệu đồng; sản xuất nông nghiệp ổn định; thu ngân sách đạt 100,8% dự toán.
Tỉnh tiếp tục huy động được các nguồn lực cho đầu tư phát triển, môi trường đầu tư, kinh doanh và năng lực cạnh tranh tiếp tục được cải thiện (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 của Vĩnh Long xếp hạng 6/63 tỉnh thành trong cả nước); hơn 95% doanh nghiệp trong khu công nghiệp và hơn 89% doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp đã hoạt động trở lại sau dịch bệnh là yếu tố rất quan trọng để Vĩnh Long có thể phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2022.
– Diện tích: 3.383,8 km2.
– Dân số: 1.693.300 người, mật độ 500 người/km2.
Vị trí địa lý tỉnh Vĩnh Long:
– Phía đông giáp Bến Tre
– Phía đông nam giáp Trà Vinh
– Phía Tây giáp Cần Thơ
– Phía tây bắc giáp Đồng Tháp
– Phía đông bắc giáp Tiền Giang.
– Phía tây nam giáp Hậu Giang và Sóc Trăng.
11. Tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 11 về số dân, xếp thứ 19 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 31 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 39 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.723.067 người dân [5], GRDP đạt 101.887,58 tỉ Đồng (tương ứng với 4,4 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 58,13 triệu đồng (tương ứng với 2.527 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP 2021 đạt 0,58%.
– Diện tích: 6.348,53 km2.
– Dân số: 2.109.000 người, mật độ 332 người/km2.
Vị trí địa lý tỉnh Kiên Giang
– Phía bắc giáp tỉnh Kampot của Campuchia, đường biên giới dài 56,8 km.
– Phía nam giáp tỉnh Cà Mau.
– Phía tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km.
– Phía đông giáp tỉnh An Giang, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Bạc Liêu và thành phố Cần Thơ.
12. Tỉnh Tiền Giang
Tiền Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 14 về dân số, xếp thứ 21 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 32 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 45 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.772.785 người dân, GRDP năm 2021 đạt 100.315 tỉ Đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 56,4 triệu đồng (tương ứng với 2.405 USD).
– Diện tích: 2.510,60 km2.
– Dân số: 1.772.785 người, mật độ 706 người/km2.
Vị trí địa lý tỉnh Tiền Giang:
– Phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh và Biển Đông.
– Phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
– Phía nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long.
– Phía bắc giáp tỉnh Long An.
13. Thành phố Cần Thơ
Cần Thơ là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 24 về số dân, Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP xếp thứ 12 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 11 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 40 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.282.300 người dân, GRDP đạt 117.500 tỉ Đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 94,5 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,50%. Năm 2020 GRDP tăng 1,02%, GRDP bình quân đầu người ước đạt 94,45 triệu đồng/năm, theo kế hoạch là 97,2 triệu đồng/năm.
– Diện tích: 1.438,96 km2.
– Dân số: 1.250.792 người, mật độ 858 người/km2.
Vị trí địa lý thành phố Cần Thơ:
– Phía Bắc giáp An Giang.
– Phía Đông giáp Đồng Tháp và Vĩnh Long.
– Phía Tây giáp Kiên Giang
– Phía Nam giáp Hậu Giang.
Vùng kinh tế Tây Nam Bộ
Vùng kinh tế Tây Nam Bộ bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Năm 2019, Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng có tổng diện 40.547,2 km² và có tổng dân số toàn vùng là 17.367.169 người. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13% diện tích cả nước nhưng có gần 18% dân số cả nước,
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển cây nông nghiệp chính của nước ta là lúa nước vì có bãi bồi phù sa rộng. Vịnh biển nông, ngư trường rộng là điều kiện chính để phát triển nuôi trồng thủy hải sản. Các loại nông sản chủ yếu là lúa cao sản có năng xuất cao, các loại cây trồng ngắn ngày như mía, lạc, đỗ,. Thủy sản chủ yếu là tôm và các loại cá da trơn.
Xem thêm: 7 Vùng kinh tế Việt Nam
Kết lại Miền Tây gồm những tỉnh nào? Miền Tây có bao nhiêu tỉnh?
Miền Tây gồm 12 tỉnh là An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tiền Giang và 1 thành phố trực thuộc trung ương Cần Thơ.