Kinh tế lượng là gì? Ví dụ mô hình kinh tế lượng đơn giản

15977

Kinh tế lượng là một những ngành kinh tế mới mẻ tại Việt Nam, có mục đích thử nghiệm, đo lường các mô hình kinh tế khác nhau. Vậy kinh tế lượng là gì? Ví dụ mô hình kinh tế lượng đơn giản ra sao? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:

Kinh tế lượng là gì?

Kinh tế lượng (tiếng anh: Econometrics) hay còn được gọi là khoa kinh trắc – đo lường kinh tế là một chuyên ngành trong kinh tế học tìm cách ước lượng và đo lường mối quan hệ giữa các biến số kinh tế.

Kinh tế lượng là gì

Kinh tế lượng là gì?

Mục đích chính của kinh tế lượng là kiểm nghiệm lý thuyết kinh tế bằng cách xây dựng các mô hình kinh tế có khả năng kiểm định được, rồi chạy thử và kiểm tra tính khả thi mô hình kinh tế đó. Từ đó rút ra kết luận chấp nhận hay phủ quyết lý thuyết kinh tế.

Kinh tế lượng

Mục đích của kinh tế lượng

Ví dụ về lý thuyết kinh tế lượng

Ví dụ lý thuyết kinh tế cho rằng chi tiêu cho tiêu dùng là một hàm của thu nhập ( C = f(Y)), hoặc nói cụ thể hơn, mức chi tiêu cho tiêu dùng gắn với thu nhập thông qua phương trình C = C’ + cY.

Đối với mỗi mức thu nhập, người ta có thể tính được mức tiêu dùng và xác lập mối liên hệ thống kê giữa hai biến số bằng cách thực hiện các ướng lượng bằng số cho tham số C’ và c trong phương trình. Do tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập, nên nó được gọi là biến phụ thuộc, còn thu nhập sử dụng được gọi là biến độc lập.

Các mô hình kinh tế lượng có thể có hàng trăm biến số được liên kết với nhau bằng nhiều phương trình, Kinh tế lượng ứng dụng.

Kinh tế lượng – Nguồn: Bài Học 10 Phút

Kinh tế học lượng ứng dụng

Trong phần đầu, bạn sẽ ôn lại các khái niệm liên quan đến mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển và tìm hiểu các vấn đề xảy ra khi vi phạm các giả định, bao gồm vấn đề đa cộng tuyến, vấn đề phương sai thay đổi, và tự tương quan. Sau đó, môn học sẽ giới thiệu các mô hình sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, bao gồm các mô hình ARIMA, mô hình VAR, và các ứng dụng trong dự báo.

Bạn cũng sẽ nhận diện được các vấn đề xảy ra khi sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, chẳng hạn như tính không dừng, quan hệ nhân quả ngược, và hồi quy giả. Bạn sẽ thực hành các bài tập sử dụng phần mềm EViews.

Trong phần thứ hai, môn học sẽ giới thiệu các mô hình phức tạp hơn được phát triển từ lý thuyết hồi quy tuyến tính cổ điển. Việc áp đặt các điều kiện khắt khe trong mô hình hồi quy cổ điển dẫn đến khả năng áp dụng trong các nghiên cứu thực tế bị hạn chế. Do đó, nội dung phần hai chủ yếu xoay quanh các mô hình và kỹ thuật xử lý để cho phép ước lượng các bài toán dựa trên số liệu thực khi các điều kiện tiêu chuẩn không được đảm bảo.\

Bạn sẽ nhận diện được tính ưu việt của việc sử dụng dữ liệu bảng so với các phương pháp hồi quy dữ liệu chéo. Phương pháp hồi quy hai giai đoạn và mô hình hệ phương trình đồng thời cho phép ước lượng các bài toán khi một trong các biến giải thích không còn là ngẫu nhiên. Phương pháp hồi quy với biến phụ thuộc bị giới hạn hoặc dữ liệu bị kiểm duyệt dẫn đến ước lượng bị chệch, và hình thức xử lý. Bạn sẽ thực hành ứng dụng và mô phỏng lại các nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata.

Trong phần cuối cùng của môn học, bạn sẽ được giới thiệu một cách khái quát về phương pháp điều tra khảo sát (survey method). Trong phần này, bạn sẽ được giới thiệu các nghiệp vụ căn bản liên quan đến quy trình thực hiện một cuộc khảo sát trong thực tiễn, từ khâu thiết kế khảo sát, thực hiện khảo sát cho đến khâu xử lý dữ liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu khảo sát.

Để có thể nắm bắt được tốt những nội dung này, bạn cần phải có những kiến thức căn bản về khoa học thống kê và lý thuyết chọn mẫu – nền tảng của tất cả các nghiên cứu thực nghiệm (empirical research). Vì vậy khóa học này sẽ dành một phần thời gian để giới thiệu một số kiến thức thống kê căn bản có liên quan đến lý thuyết chọn mẫu và các phương pháp chọn mẫu.

Đồng thời bạn cũng sẽ được giới thiệu một số CSDL của Tổng Cục Thống Kê thường được sử dụng làm cơ sở cho nhiều phân tích, nghiên cứu khác ở Việt Nam. Trong bài giảng cuối cùng, bạn sẽ được tiếp cận và thực hành với một bộ dữ liệu thực với phần mềm SPSS.

Tính toán giải các bài toán kinh tế lượng cho mô hình hồi qui đơn biến và đa biến gồm: Tính mô hình hồi qui mẫu, ước lượng và kiểm định các hệ số hồi qui, ước lượng và kiểm định phương sai sai số, kiểm định sự phù hợp mô hình, dự báo giá trị trung bình và giá trị cá biệt của biến phụ thuộc, so sánh các hệ số hồi qui.

Link tải Android: Kinh tế lượng ứng dụng.

Bài tập kinh tế lượng

Giải đáp thắc mắc về kinh tế lượng?

1. Econometrics là gì?

Econometrics tiếng Việt nghĩa kinh tế lượng là một chuyên ngành trong kinh tế học tìm cách ước lượng và đo lường mối quan hệ giữa các biến số kinh tế.

2. Học kinh tế lượng để làm gì?

Học kinh tế lượng để kiểm tra lý thuyết bằng cách xây dựng các mô hình kinh tế khác nhau, tiến hành chạy và kiểm tra các mô hình đó xem chúng có khớp với các lý thuyết kinh tế hay không.

Tóm lại về kinh tế lượng

Kinh tế lượng còn được gọi là khoa kinh trắc – đo lường kinh tế là một chuyên ngành trong kinh tế học tìm cách ước lượng và đo lường mối quan hệ giữa các biến số kinh tế. Mục đích chính của Kinh tế lượng là kiểm nghiệm lý thuyết kinh tế bằng cách xây dựng các mô hình kinh tế, chạy thử từ đó rút ra tính khả thi của lý thuyết.