Khoa học máy tính ra trường làm gì? Mức lương? Dễ xin việc

463

Công nghệ thông tin là ngành có mức phát triển rất cao trong những năm gần đây với nhiều ngành nghề đang còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng tại Việt Nam. Trong đó khoa học máy tính là ngành hot nhất hiện nay. Vậy ngành khoa học máy tính là gì? Học môn nào? Ra trường có dễ xin việc hay không? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:

khoa học máy tính là gì

Khoa học máy tính là gì?

Theo Wikipedia:“ Khoa học máy tính (tiếng Anh: computer science) là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính. Khoa học máy tính là cách tiếp cận khoa học và thực tiễn để tính toán và các ứng dụng của nó và nghiên cứu có hệ thống về tính khả thi, cấu trúc, biểu hiện và cơ giới hóa các thủ tục (hoặc các thuật toán) cơ bản làm cơ sở cho việc thu thập, đại diện, xử lý, lưu trữ, truyền thông và truy cập thông tin. Hay nghiên cứu về các quy trình thuật toán tự động hóa mà có thể nhân rộng trên quy mô lớn. Một nhà khoa học máy tính là chuyên gia về lý thuyết tính toán và thiết kế các hệ thống tính toán.”

Khoa học máy tính học gì?

Khoa học máy tính học về cấu cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu, kho dữ liệu, phân tích dữ liệu, các thuật toán xử lý dữ liệu, khai phá dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và các hệ thống dữ liệu lớn phục vụ mọi mặt của kinh tế- xã hội.

Khoa học máy tính ra làm gì, có dễ xin việc hay không?

Học khoa học máy tính ra trường chủ yếu làm các công việc sau:

  • Cán bộ kĩ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
  • Lập trình viên, kiểm thử sản phẩm phần mềm, quản lý quy trình phát triển phần mềm.
  • Chuyên viên IT, quản trị và giám sát an ninh mạng.
  • Thiết kế, xây dựng, phát triển, vận hành và bảo trì mạng máy tính nội bộ trong các doanh nghiệp, cơ quan, trường học.
  • Quản trị dự án hệ thống mạng thông tin…

khoa học máy tính ra làm gì

Khoa học máy tính gồm những ngành nào?

Khoa học máy tính gồm những ngành.

  • Công nghệ tri thức và Máy học.
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
  • Thị giác máy tính và Đa phương tiện.

Tại các trường đại học Việt Nam thì sinh viên khoa học máy tính sẽ học các môn sau:

khoa học máy tính gồm những ngành nào

1. Nhóm các môn đại cương

  • Giải tích
  • Đại số tuyến tính
  • Xác suất thống kê
  • Toán rời rạc
  • Vật lý đại cương
  • Nhóm các môn triết và pháp luật
  • Anh văn

2. Nhóm các môn cơ sở ngành

  • Nhập môn lập trình: Môn này các bạn được học các cú pháp, các khái niệm cơ bản về lập trình như vòng lặp, con trỏ, mảng,… Ngôn ngữ thường được các trường đại học Việt Nam sử dụng để dạy môn này là C/C++,Java
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Trong môn này sẽ được học về các thuật toán như sắp xếp (sort), tìm kiếm(search),… cũng như các cấu trúc dữ liệu như danh sách liên kết (linked list), stack, queue, cây nhị phân tìm kiếm (BST),… và các khái niệm độ phức tạp về thời gian và bộ nhớ.
  • Lập trình hướng đối tượng: Lúc này sinh viên sẽ được học một kỹ thuật lập trình mới cho phép tạo ra các đối tượng trong code trừu tượng hóa các đối tượng thực tế trong cuộc sống.
  • Cơ sở dữ liệu: Môn học này sẽ giúp các bạn tiếp cận các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến như Oracle, MongoDB, MySQL,…
  • Toán cho KHMT: giúp bạn có nền tảng về các kiến thức toán học, các thuật toán thông dụng mà trong các môn về trí tuệ nhân tạo,máy học rất cần
  • Phân tích và thiết kế thuật toán: cung cấp cho bạn các kiến thức về các thuật toán, cấu trúc dữ liệu nâng cao, các cách tiếp cận và phương pháp giải đối với các bài toán trong tin học, các hàm về độ phức tạp thời gian và bộ nhớ
  • Ngoài ra còn một số môn cần nắm vững như Hệ điều hành, Mạng máy tính,..
  • Máy học: giúp bạn bước đầu với các mô hình và thuật toán máy học là tiền đề để học các môn về Deep Learning, Máy học nâng cao…
  • Nguyên lý lập trình: tìm hiểu các cách thức lập trình ,các phương pháp lập trình cũng như các quy củ về đặt tên biến,hàm và các cách tổ chức code hiệu quả nhất.

3. Năm 3 và năm 4

  • Qua đến giai đoạn này thì ngành Khoa học máy tính có 3 định hướng nghiên cứu chuyên sâu là:
  • Công nghệ tri thức và máy học
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
  • Thị giác máy tính và đa phương tiện

4. Những kiến thức khi chọn lĩnh vực công nghệ tri thức và máy học

  • Xử lý dữ liệu
  • Các thuật toán máy học
  • Model máy học
  • Đánh giá độ hiệu quả của model,thuật toán

5. Những kiến thức khi chọn lĩnh vực Thị giác máy tính và đa phương tiện

  • Xử lý ảnh và video.
  • Đồ họa máy tính.
  • Thị giác máy tính.
  • Xử lý dữ liệu đa phương tiện.
  • Công nghệ đa phương tiện.
  • Máy học và nhận dạng.
  • Thực tại ảo, thực tại tăng cường.
  • Tổ chức và truy vấn thông tin đa phương tiện

6. Những kiến thức khi chọn lĩnh vực Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

  • Xử lý các câu ,đoạn câu,đoạn văn…
  • Phân tích cú pháp
  • Các thuật toán chuyển đổi
  • Công nghệ dịch thuật.

Lương khoa học máy tính ở Việt Nam?

Lương dành cho người hoạt động trong lĩnh vực khoa học máy tính Việt Nam:

  • Sinh viên mới ra trường: 10 đến 20 triệu đồng/ tháng.
  • Kinh nghiệm 1 năm: 20 đến 25 triệu đồng/ tháng.
  • Kinh nghiệm dưới 3 năm: 25 đến 35 triệu đồng/ tháng.
  • Kinh nghiệm 3-5 năm: 35 đến 50 triệu đồng/ tháng.

Ngoài ra, sau khi học thì sinh viên có thể làm việc tại nước ngoài (hoặc các công ty nước ngoài) với thu nhập rất cao so  với mặt bằng chung khác.

lương khoa học máy tính

Kết lại khoa học máy tính ra làm gì?

Khi học ngành khoa học máy tính bạn có thể làm ở các vị trí như: quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lập trình phần, kiểm tra, quản lý phần mềm, chuyên viên IT, quản lý dự án thông tin mạng… Mức lương của ngành khoa học máy tính sau khi ra trường là 10-25 triệu đồng, 1-3 năm trên 20 triệu đồng, 3 năm kinh nghiệm trên 35 triệu đồng.

Xem thêm: Khoa học xã hội là gì?