Thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu mới nhất 2022

1219

Rượu (bia) là thức uống rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Rượu bia xuất hiện từ những quán nhỏ ven đường đến nhà hàng sang trong; là thức uống bắt buộc phải có trong rất nhiều ngày ăn mừng, kỷ niệm, tiệc tùng… Chính vì vậy, việc các cơ sở kinh doanh ăn uống vui chơi giải trí đương nhiên không thể thiếu bia rượu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Để kinh doanh bia rượu tại chỗ, chủ cơ sở phải đăng ký giấy phép kinh doanh rượu theo quy định của Pháp luật? Vậy xin giấy phép kinh doanh rượu ở đâu? Thủ tục ra sau? Hãy cùng TOPKINHDOANH.COM tìm hiểu chi tiết dưới đây:

thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu

Khái niệm về RƯỢU trong Pháp luật Việt Nam

Theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP nêu rõ:

– Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu trên dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp.

– Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.

– Rượu bán thành phẩm là rượu chưa hoàn thiện dùng làm nguyên liệu để sản xuất rượu thành phẩm.

Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm bán hàng.

kinh doanh rượu tại chỗ

Quán ăn có kinh doanh rượu tại chỗ

Vậy thế nào là kinh doanh rượu?

Nghị định 105/2017/NĐ-CPquy định về hoạt động kinh doanh rượu, bao gồm:

  • Hoạt động sản xuất rượu.
  • Nhập khẩu rượu.
  • Phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu.
  • Hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ (quán ăn, quán nhậu, bar, club, pub…)

Xin giấy phép kinh doanh rượu bia tại chỗ

Giấy phép kinh doanh rượu bia tại chỗ thường được cấp cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và giải trí có sử dụng rượu bia tại địa điểm kinh doanh. Điều kiện, để kinh doanh rượu bia tại chỗ theo Điều 14 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP như sau:

– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

– Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.

rượu phải có nguồn gốc xuất xứ

Rượu phải có nguồn gốc xuất xứ

– Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

– Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

Hiểu đơn giản hơn là trước tiên chủ cơ sở phải đăng ký giấy phép kinh doanh và buôn bán các loại bia rượu có nguồn gốc, xuất xứ, chứng từ theo quy định của Pháp luật. Xem thêm: Đăng ký giấy phép kinh doanh?

Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ

Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.

– Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

– Bản sao hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.

– Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Xin giấy phép kinh doanh rượu ở đâu?

Xin giấy phép kinh doanh rượu tại: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Mẫu giấy phép bán lẻ rượu

TÊN THƯƠNG NHÂN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:     / ……….., ngày ……. tháng ……… năm …………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

…………….(1)……………..

Kính gửi: ………………..(2)………………………………………….

Tên thương nhân: ………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………. Fax: ………………………………………………..

Địa điểm sản xuất/kinh doanh: ………………………………………………..………….

Điện thoại:…………………………………………..Fax: ……………………………………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ………. do…………..……… cấp ngày….. tháng …năm …………

Đề nghị……(2)….. xem xét cấp Giấy phép……..(1)………., cụ thể là:

Được phép tổ chức bán lẻ rượu như sau:

Được phép mua các loại rượu: …….(3)……. của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau:

……..(4)………………………………………………………………………………………………………………….

Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm sau: ………………………………………..(5) …………………. xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Người đại diện theo pháp luật
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

Chú thích:

(1): Loại giấy phép: bán lẻ rượu.

(2): Cơ quan cấp phép: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

(3): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: Rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây.

(4): Ghi rõ tên, địa chỉ.

(5): Tên thương nhân xin cấp giấy phép.

Không có giấy phép kinh doanh rượu bị phạt bao nhiêu?

Khi không có giấy phép kinh doanh rượu nhưng hoạt động sản xuất, nhập khẩu rượu,phân phối, bán buôn, bán lẻ hay hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ sẽ bị phạt từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ do vi phạm, Khoản 8 điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Khoản 4 Điều 7 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định:

a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh mà không có Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định

Phía trên là tổng hợp các thông tin về kinh doanh, hồ sơ, thủ tục, nơi xin cấp giấy phép kinh doanh rượu tại Việt Nam. Để tránh bị xử phạt hành chính ngoài mong muốn, hi vọng các chủ cơ sở kinh doanh nên thực hiện đúng theo  quy định của pháp luật.

Chúc các bạn thành công!