Bắc Bộ là một trung tâm văn hóa, chính trị đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội miền Bắc Việt Nam, đồng thời là vựa lương thực lớn thứ 2 nước ta. Vậy Đồng bằng sông hồng có bao nhiêu tỉnh? Diện tích bao nhiêu, dân số thế nào hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnh, thành sau:
– Tỉnh Bắc Ninh.
– Tỉnh Hà Nam.
– Tỉnh Hải Dương.
– Tỉnh Hưng Yên.
– Tỉnh Nam Định.
– Tỉnh Ninh Bình.
– Tỉnh Thái Bình.
– Tỉnh Vĩnh Phúc.
– Thành phố Hà Nội.
– Thành phố Hải Phòng.
1. Tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 22 về số dân số, với 1.419.126 người, xếp thứ tám về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người. GRDP đạt 209.227 tỉ Đồng (tương ứng với 9,097 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 6.322 USD (tương ứng với 147,434 triệu đồng), tốc độ tăng trưởng GRDP 2020 đạt 3,31%.
– Diện tích: 822,71 km2.
– Dân số: 1.462.945 người, mật độ 1.778 người/km2.
Bắc Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Thành phố Hà Nội 30 km về phía đông bắc, có vị trí địa lý:
– Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
– Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội
– Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên
– Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
2. Tỉnh Hà Nam
Hà Nam là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 51 về số dân, xếp thứ 44 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 23 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ sáu về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 808.200 người dân, GRDP đạt 44.613 tỉ Đồng (tương ứng với 1,9376 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 55,2 triệu đồng (tương ứng với 2.397 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,02%.
– Diện tích: 861,93 km2.
– Dân số: 875.200 người, mật độ 1.015 người/km2.
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng thủ đô, có vị trí địa lý:
– Phía bắc giáp thủ đô Hà Nội.
– Phía đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình.
– Phía nam giáp tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình.
– Phía tây giáp tỉnh Hòa Bình.
3. Tỉnh Hải Dương
Hải Dương là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 8 về số dân với 1.936.774 người, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,5%. GRDP đạt 149.700 tỉ đồng (tương ứng với 6,480 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 77 triệu đồng (tương ứng với 3.347 USD).
– Diện tích: 1.668,28 km2.
– Dân số: 1.936.800 người, mật độ 1.161 người/km2.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 57 km về phía tây, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 45 km về phía đông, có vị trí địa lý:
– Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
– Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.
– Phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên.
– Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.
4. Tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên là đơn vị hành chính Việt Nam có dân số 1.269.090 người (xếp thứ 28 về dân số), mật độ trung bình 1.364 người/km2 (xếp thứ 4 cả nước), quy mô GRDP đạt 106.386 tỉ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 87,43 triệu đồng tương ứng với 3.817 USD (xếp thứ 11 cả nước và thứ 5 khu vực Bắc Bộ), thu nhập bình quân đầu người đạt 80.2 triệu đồng/năm, tốc độ tăng trưởng GRDP trung bình hàng năm giai đoạn 2011-2020 trên 7,5%, Năm 2021 tăng 6,52%.
– Diện tích: 930,20 km2.
– Dân số: 1.284.600 người, mật độ 1.381 người/km2.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 54 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 93 km, có vị trí địa lý:
– Phía đông giáp tỉnh Hải Dương.
– Phía tây giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam.
– Phía nam giáp tỉnh Thái Bình.
– Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.
5. Tỉnh Nam Định
Nam Định là đơn vị hành chính Việt Nam đứng thứ 13 về số dân, xếp thứ 35 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 31 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 11 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.836.268 người dân, GRDP đạt 84.097 tỉ Đồng (tương ứng với 3,66 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 45,8 triệu đồng (tương ứng với 1.982 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,7%.
– Diện tích: 1.668,83 km2.
– Dân số:
Tỉnh Nam Định trải dài từ 19°54′B đến 20°40′B và từ 105°55′Đ đến 106°45′Đ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Nam Định, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 90 km về phía đông nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 90 km về phía tây nam, có vị trí địa lý:
– Phía bắc giáp tỉnh Thái Bình và tỉnh Hà Nam
– Phía tây giáp tỉnh Ninh Bình
– Phía đông và phía nam giáp biển Đông (vịnh Bắc Bộ).
6. Tỉnh Thái Bình
Thái Bình là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 11 về số dân với 1.860.447 người (xếp sau Đắk Lắk và xếp trên Bắc Giang), xếp thứ 29 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 49 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ tám về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.860.447 người dân, GRDP đạt 68.142 tỉ Đồng (tương ứng với 2,9595 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng (tương ứng với 1.650 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,53%.
– Diện tích: 1.584,61 km2.
– Dân số: 1.875.700 người, 1.184 người/km2.
Tỉnh Thái Bình có tọa độ từ 20°18′B đến 20°44′B, 106°06′Đ đến 106°39′Đ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Thái Bình, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 100 km về phía đông nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 75 km về phía tây nam. Vị trí tiếp giáp tỉnh Thái Bình:
– Phía Bắc giáp tỉnh Hải Dương, tỉnh Hưng Yên và thành phố Hải Phòng.
– Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam.
– Phía Nam giáp tỉnh Nam Định.
– Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ và Biển Đông.
7. Tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 37 về số dân, xếp thứ 13 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 09 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 31 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.151.154 người dân, GRDP đạt 118.400 tỉ Đồng (tương ứng với 5,147 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 105 triệu đồng (tương ứng với 4.500 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,06%.
– Diện tích: 1236 km2.
– Dân số: 1.191.800 người, mật độ 964 người/km2.
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng có cả dạng địa hình trung du và miền núi, có tọa độ từ 21°35’15″B (trên dãy núi Tam Đảo, thuộc xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đến 21°08’55″B (trên sông Hồng thuộc xã Đại Tự, huyện Yên Lạc); từ 105°20’25″Đ (trên sông Lô thuộc xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 105°47’15″Đ (tại điểm cao 238,65 mét thuộc xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên). Tỉnh có vị trí địa lý:
– Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên (với ranh giới là dãy núi Tam Đảo) và tỉnh Tuyên Quang.
– Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ với ranh giới tự nhiên là sông Lô.
– Phía nam và phía đông giáp thủ đô Hà Nội với ranh giới tự nhiên là sông Hồng.
8. Tỉnh Ninh Bình
Ninh Bì nh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 44 về số dân, xếp thứ 21 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 29 về GRDP bình quân đầu người. Với 973.300 người dân, GRDP đạt 72.035 tỉ Đồng (tương ứng với 3,13 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 72,04 triệu đồng (tương ứng với 3.118 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 5,71%.
– Diện tích: 1.411,78 km2.
– Dân số: 1.007.600 người, mật độ 714 người/km2.
Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Tỉnh này cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung. Ninh Bình nằm ở trọng tâm của nửa phía Bắc Việt Nam, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra, có vị trí địa lý:
– Phía bắc giáp tỉnh Hà Nam.
– Phía đông và đông bắc giáp tỉnh Nam Định qua sông Đáy.
– Phía tây bắc giáp tỉnh Hòa Bình.
– Phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa và Biển Đông (Vịnh Bắc Bộ) với bờ biển dài 16 km (Ninh Bình là tỉnh có bờ biển ngắn nhất Việt Nam).
9. Thành phố Hà Nội
Hà Nội là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 2 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 8 về GRDP bình quân đầu người và đứng thứ 41 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Thành phố được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” vào ngày 16 tháng 7 năm 1999. Khu Hoàng thành Thăng Long cũng được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
– Diện tích: 3.359,82 km2.
– Dân số: 8.330.800 người, mật độ 2.480 người/km2.
Thủ đô Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong phạm vi từ 20°34′ đến 21°18′ vĩ độ Bắc và từ 105°17′ đến 106°02′ kinh độ Đông. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Vị trí địa lý Hà Nội.
– Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc.
– Hà Nam, Hòa Bình phía Nam.
– Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông.
– Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
10. Thành phố Hải Phòng
GRDP của Hải Phòng năm 2021 theo giá hiện hành đạt 213.794,6 tỷ đồng, xếp 5/63 tỉnh thành cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 12,38 %, dẫn đầu cả nước. GRDP bình quân đầu người ước đạt 7.300 USD năm 2021, xếp thứ 6 trên 63 tỉnh thành.
Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành sơ bộ năm 2019 là 5,576 triệu đồng /tháng, xếp thứ 7 trên 63 tỉnh thành. Chỉ tiêu tăng trưởng GRDP nhiệm kỳ Đảng bộ khóa 2020-2025 tối thiểu 14,5%/năm, chỉ tiêu GRDP/người năm 2025 là 11.800 USD, cao nhất trong số các tỉnh thành cả nước.
– Diện tích: 1.526,52 km2.
– Dân số: 2.072.400 người, mật độ 1.358 người/km2.
Hải Phòng là một thành phố ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:
– Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh
– Phía tây giáp tỉnh Hải Dương
– Phía nam giáp tỉnh Thái Bình
– Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông.
– Thành phố Hải Phòng cách huyện đảo Bạch Long Vĩ (Ngoại thành Hải Phòng) khoảng 70 km, cách Hà Nội 106 km về phía đông đông nam theo đường 5.
Vùng kinh tế Đồng bằng Bắc Bộ
Đồng bằng Bắc Bộ hay đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ưong: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình.
Vùng đồng bằng sông Hồng
Toàn vùng có diện tích trên 20.973 km², tỷ lệ khoảng 7% tổng diện tích cả nước
Dân số khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay là 22 543 607 (thống kê 1/4/2019) chiếm khoảng 22% tổng dân số cả nước, bình quân khoảng 1.060 người trên 1 km vuông. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.
Vùng đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để trồng những loại cây lương thực, thực phẩm. Đất dai chủ yếu là đất phù sa màu mỡ được bồi đắp hàng năm. Dân cư có trình độ canh tác lâu năm và áp dụng được những thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại vào canh tác. Các loại cây được trồng chủ yếu là lúa cao sản cho năng xuất cao, các loại rau ngắn ngày như cải bắp, xu hào.
Xem thêm: Các vùng kinh tế trọng điểm
Kết lại Đồng bằng sông Hồng có bao nhiêu tỉnh?
Đồng bằng sông Hồng có 8 tỉnh và 2 thành phố lớn đó là Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, thành phố Hà Nội và Hải Phòng.