CPI là thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên trên các bản tin kinh tế, tài chính đặc biệt là khi lạm phát gia tăng. Đây là chỉ số cực kỳ quan trọng của các quốc gia bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Vậy CPI là gì? Cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI ra sao? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Khái niệm chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì?
CPI (viết tắt của Consumer Price Index trong tiếng Anh) là chỉ số tiêu dùng để tính số tiền trung bình một người dân sử dụng để mua rổ hàng hóa. CPI biểu hiện sự tăng lên hay giảm xuống của hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định và có đơn vị tính là %. Hiểu đơn giản, CPI sẽ cho ta biết giá cả hàng hóa đang tăng lên bao nhiêu % so với trước đó.
Giỏ hàng hóa được sử dụng để tính CPI bao gồm những gì?
Giỏ hàng hóa hay giỏ hàng hóa tiêu dùng là tập hợp một số hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ nhất định trên thị trường mà người dân hay sử dụng để tính CPI.
Các mặt hàng thường nằm trong giỏ hàng hóa thuộc các lĩnh vực như: thực phẩm và đồ uống, nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông, giáo dục và truyền thông, giải trí, y tế và hàng hóa thiết yếu khác.
Ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng CPI
Chỉ số CPI phản ảnh mức độ biến động của giá bán lẻ của tất cả hàng hóa và dịch vụ gắn liền với sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Khi người dân tiêu dùng thì có nghĩa đó chính là chi phí của chính họ nên CPI được dùng để theo dõi sự thay đổi chi phí trong sinh hoạt của người dân trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi CPI tăng đồng nghĩa với mức giá tiêu dùng trung bình tăng và CPI giảm thì mức tiêu dùng của dân cư cũng sẽ giảm theo. Các mặt hàng thường được tính vào chỉ số giá tiêu dùng CPI là ăn, mặc, ở, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, đi lại…
Trong kinh tế vĩ mô, CPI được xem là thước đo để xem xét nền kinh tế đang trong tình trạng giảm phát hay lạm phát. Chính vì vậy, chính phủ các nước luôn theo dõi sát sao chỉ số này để có những điều chỉnh thích hợp vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
Cách tính CPI
Bước 1: Xác định giỏ hàng tiêu biểu bao gồm các hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng hay mua nhất. Tại Việt Nam có 752 loại hàng hoá và dịch vụ đại diện tiêu dùng phổ biến của người dân.
Bước 2: Xác định giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng tiêu biểu tại thời điểm tính toán.
Bước 3: Tính chi phí (bằng tiền) trong thực tế để mua giỏ hàng hóa bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các tháng, quý, năm theo công thức:
CPIt = Chi phí để mua giỏ hàng ở thời kỳ t / Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở X 100
Bước 5: Tính tỉ lệ lạm phát hoặc giảm phát
Công thức tính CPI
Ngoài ra bạn có thể tham khảo chỉ số giá tiêu dùng CPI của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/cpi/
Hạn chế của chỉ số CPI
Phương pháp tính chỉ số CPI và các sản phẩm trong rổ hàng ít thay đổi thì giá cả thực tế trên thị trường sẽ biến động nhiều hơn, nên sẽ xảy ra 3 tình trạng sau:
Phản ánh cao hơn thực tế: Khi mặt hàng A tăng giá thì người dân sẽ chuyển sang sử dụng mặt hàng B có cùng giá trị nhưng giá thấp hơn, làm cho nhu cầu mua A làm giảm xuống thì lúc này chỉ số giá tiêu dùng cao hơn so với giá thực tế.
Không phản ánh những mặt hàng mới trên thị trường: khi đo lường chỉ số CPI thì giỏ hàng phải cố định nghĩa là đã xuất hiện trong lúc tính toán và thực hiện giao dịch trên thị trường. Thì lúc này chỉ số CPI không phản ánh kịp những mặt hàng mới có lượng tiêu thụ cao trong thời gian nhất định.
Không phản ánh chất lượng hàng hóa: trong thực tế các nhà sản xuất luôn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng giá thì ít tăng theo. Chính vì vậy, chỉ số giá tiêu dùng không phản ánh được chất lượng hàng hóa dù CPI có tăng hay giảm.
Chỉ số CPI còn không phản ánh chính xác những vấn đề sau:
+ CPI chung của cả nước không phản ánh chính xác nhóm dân cư ở thành thị/ nông thôn, thu nhập cao/ thu nhập thấp.
+ CPI không đưa ra chỉ số giá tiêu dùng cho bất cứ nhóm dân cư nào.
+ CPI chỉ phản ánh chi phí sinh hoạt của người dân, không phản ánh chất lượng sống dân cư.
+ CPI bỏ qua yếu tốt môi trường và xã hội.
+ Do tính bằng % nên CPI cao không đồng nghĩa là mức giá ở khu vực có CPI cao thì hàng hóa sẽ có giá cao hơn khu vực có CPI thấp.
CPI và lạm phát liên quan gì đến nhau?
Khi chỉ số CPI tăng nghĩa là giá của các loại hàng hóa và dịch vụ trên thị trường tăng lên thì kéo theo tỉ lệ lạm phát tăng theo. Đối tượng bị tác động mạnh mẽ nhất khi CPI tăng đó chính là người có thu nhập thấp. Vì mức tăng thu nhập của đối tượng dân cư này rất thấp; nghĩa là lương không thay đổi, giá cả tăng thì lượng hàng hóa mua được ít đi.
Lạm phát thật ở Việt Nam là bao nhiêu, CPI là gì?
Khi chỉ số CPI thấp nghĩa là giá các loại hàng hóa giảm thì kéo theo lạm phát âm (hay còn gọi là giảm phát). Đương nhiên người có thu nhập thấp sẽ có điều kiện mua được nhiều hàng hóa hơn bình thường.
CPI Việt Nam hiện nay
Tính chung cả năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%.
Tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung quý I/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%.
Tháng 4/2022 tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 2,09% so với tháng 12/2021 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 02/2022 tăng 1% so với tháng 1/2022; tăng 1,42% so với cùng kỳ 2021, bình quân 2 tháng đầu năm 2022 CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,67%.
Giải đáp các thắc mắc liên quan đến CPI?
1. Chỉ số CPI cao là tốt hay xấu?
Chỉ số CPI cao thường có tác động xấu đến những người có thu nhập trung bình và thấp, bởi khi giá cả hàng hóa tăng lên, cùng với lượng tiền đó thì người tiêu dùng sẽ mua được ít hàng hóa hơn.
2. CPI được tính toán và công bố như thế nào?
Việc tính toán CPI ở Việt Nam do Tổng cục Thống kê đảm nhiệm. Quyền số để tính CPI được xác định năm 2000 và bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm 2001. Quyền số này dựa trên kết quả của hai cuộc điều tra là Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998 và Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999. Điều đáng chú ý là quyền số của nhóm hàng Lương thực – Thực phẩm chiếm tới 47,9% trong khi Văn hoá – Thể thao – Giải trí chỉ chiếm 3,8%.
Kết lại CPI là gì?
CPI là chỉ số tiêu dùng để tính số tiền trung bình một người dân sử dụng để mua rổ hàng hóa. CPI biểu hiện sự tăng lên hay giảm xuống của hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định và có đơn vị tính là %. Giỏ hàng hàng hóa bao gồm: thực phẩm và đồ uống, nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông, giáo dục và truyền thông, giải trí, y tế và hàng hóa thiết yếu khác.