1. Chuyển đổi số là con đường để doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn
Đối với các doanh nghiệp, chuyển đổi số càng không chỉ dừng lại như một xu hướng cần phải chạy theo mà còn là một trong những bước đi bắt buộc không thể bỏ qua. Các doanh nghiệp thờ ơ đứng ngoài cuộc đua chuyển đổi số sẽ phải đối mặt với các khó khăn và thách thức trong tương lai, thậm chí có thể dẫn tới sự thất bại.
- Nokia hay Kodak là các bài học thất bại to lớn, cho thấy người khổng lồ cũng phải gục ngã khi không chịu thay đổi và chuyển mình. Vốn là ông lớn trong lĩnh vực kinh doanh của mình, Kodak với sự cứng ngắc trong chiến lược, lo sợ phát minh mới về máy ảnh kỹ thuật số sẽ khiến cho doanh số của phim và thuốc rửa phim giảm sút nên phớt lờ sự thay đổi, và nhận lấy kết quả phá sản vào năm 2012.
- Cũng tương tự, thất bại của Nokia dẫn đến việc dần chìm vào lãng quên và bán mình cho Microsoft là do việc không quan tâm tới nhóm khách hàng tương lai. Trong khi Apple cùng với hệ điều hành iOS hứa hẹn mang lại các trải nghiệm hoàn toàn mới thay đổi hoàn toàn hành vi sử dụng của người dùng với thiết bị di động, Nokia vẫn cố bám trụ với hệ điều hành Symbian già cỗi lạc hậu và không kịp thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
2. Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có được các dữ liệu quan trọng thu được trong toàn bộ quá trình điều hành sản xuất của mình. Đây là tiền đề giúp cho ban lãnh đạo và các nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác hơn và nhanh chóng hơn.
Cùng với đó, chuyển đổi số giúp tối ưu vận hành, cải thiện và nâng cao năng suất lao động. Ứng dụng kỹ thuật số hỗ trợ đưa ra các dự báo chính xác về hiệu năng hoạt động của máy móc, giảm bớt chi phí, thời gian bảo trì và quản lý tài sản và tăng độ chính xác của thành phẩm nhờ lược bỏ bớt các khâu sản xuất thủ công.
Đối với khách hàng, việc thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng cũng giúp hỗ trợ cho khâu phát triển sản phẩm. Trong đó, việc tìm hiểu nhu cầu của người dùng trở nên dễ dàng hơn, các sản phẩm và dịch vụ ra đời, nâng cao trải nghiệm ngày càng sát với mong đợi của khách hàng.
3. Tạo ra mô hình kinh doanh mới
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là thông qua chuyển đổi số, rất nhiều mô hình kinh doanh mới đã ra đời. Các mô hình kinh doanh trên các nền tảng số giúp doanh nghiệp mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh.
Chính bởi những lợi ích trên, các doanh nghiệp cầm tìm hiểu chi tiết các bước chuyển đổi số theo trình tự để có hướng đi đúng đắn và bắt kịp xu thế
Uber là một ví dụ về mô hình kinh doanh taxi kiểu mới. So với mô hình truyền thống, thay vì quản lý trực tiếp các xe taxi, Uber đã ra đời với việc đáp ứng nhu cầu kết nối người đi nhờ xe với các xe còn trống. Sự ra đời của Uber còn đến các trải nghiệm hoàn toàn mới cho người dùng, nắm bắt và quản lý được thông tin người lái xe, lộ trình, và chia sẻ các thông tin nhằm tăng tính an toàn trong quá trình sử dụng dịch vụ của mình.
Chuyển đổi số là một xu thế không thể đảo ngược, có khả năng ảnh hưởng sâu rộng và làm biến đổi nhiều mặt kinh tế xã hội. Chính vì vậy các chủ thể chính trong các hoạt động kinh tế xã hội bao gồm chính phủ, doanh nghiệp và người dân cần có nhận thức đầy đủ, được đào tạo để sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi mà xu hướng chuyển đổi số mang lại
Nguồn: https://digital.fpt.com.vn/tu-van/vi-sao-phai-chuyen-doi-so.html