Chi phí chìm (tiếng Anh là Sunk Cost) là những chi phí không thể tránh được bất kể phương án kinh doanh nào được nhà quản trị lựa chọn. Chi phí chìm thường là một khoản đầu tư tiền bạc và thời gian không thể thu hồi lại bởi những quyết định không chính xác trong quá khứ. Đây là loại chi phí không được đưa vào những tính toán của dự án. Mặc dù Sunk Cost thể hiện quá khứ, nhưng đôi lúc doanh nghiệp vẫn để chi phí chìm tác động đến những quyết định trong tương lai.
Đặc điểm của chi phí chìm và kinh doanh
Những đặc điểm của chi phí chìm bạn cần hiểu rõ khi tìm hiểu về loại chi phí này như sau:
– Chi phí chìm không được xem là thông tin thích hợp để xem xét trước khi đưa ra quyết định bởi chi phí này là:
+ Chi phí đã chi ra, là chi phí phát sinh.
+ Chi phí không thể tránh khỏi. Mọi chi phí rủi ro đều có thể biến đổi thành chi phí chìm.
+ Chi phí chìm luôn tồn tại dưới mọi phương án, bất kể doanh nghiệp quyết định lựa chọn phương án nào thì chi phí chìm luôn luôn tồn tại.
– Chi phí chìm là loại chi phí không thể kiểm soát được. Với chi phí này, các nhà quản trị không thể đưa ra những dự đoán chính xác về mức độ phát sinh của nó trong kỳ hoặc không sở hữu đủ thẩm quyền để đưa ra các quyết định về chi phí này.
So sánh chi phí chìm và chi phí cơ hội
Trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, chi phí cơ hội và chi phí chìm là hai loại chi phí quen thuộc, nó phục vụ cho việc đưa ra quyết định. Tuy nhiên, mỗi chi phí lại có đặc điểm khác nhau. Cùng so sánh chi phí cơ hội và chi phí chìm thông qua bảng dưới đây!
Tiêu chí |
Chi phí chìm |
|
Phân loại | Đây là chi phí kế toán, hoàn toàn có thể được ghi nhận trong sổ sách. | Không phải chi phí kế toán |
Cách ghi nhận | Hoàn toàn có thể ghi nhận trên sổ sách nên không khó để kiểm chứng | Không được thể hiện trong những khoản chi phí kế toán, sổ sách của doanh nghiệp |
Mức độ tác động đến quyết định đầu tư | Dễ dàng bị loại bỏ trong quá trình xem xét các quyết định đầu tư bởi đây là chi phí trong quá khứ và không thể thu hồi. | Được doanh nghiệp xem xét đến khi đưa ra các quyết định đầu tư |
Cách thức đo lường | Đo lường mức chi phí đã chi trả trong lịch sử | Được đo lường dưới dạng khả năng tốt nhất đã bị bỏ qua |
Ứng dụng thực tiễn | Mặc dù đây là chi phí có thật nhưng không được tính đến mà cần được loại bỏ ra để tính toán hiệu quả của doanh nghiệp. | Được ứng dụng rộng rãi |
Ví dụ về chi phí chìm trong cuộc sống
Bạn mua một bộ đồ online với giá 100.000 đồng nhưng khi mua về, bộ đồ không giống trong hình và rất xấu, không phù hợp với bạn. Bạn có hai lựa chọn:
– Lựa chọn một: Vì tiếc tiền nên bạn vẫn mặc bộ đồ đó.
– Lựa chọn hai: Bạn bỏ luôn bộ đồ đó và không mặc.
Số tiền 100.000 đồng là chi phí chìm, dù bạn có lựa chọn một trong hai cách trên thì thực tế vẫn không thể lấy lại được tiền. Do đó, chi phí chìm không được tính toán vào khi đưa ra các quyết định kinh doanh.
Ví dụ: Nhà hàng A gần một địa điểm du lịch mới nổi tiếng trên mạng xã hội kéo theo lượng khách tăng gấp đôi trong một tháng. Nhân viên của quán không thể phục vụ lượng khách tăng lên đột biến như vậy, từ đó chủ nhà hàng A phải thuê thêm 2 nhân viên thời vụ với lương 5 triệu đồng/ tháng.
Chi phí cơ hội ở đây:
– 10 triệu đồng/ 1 tháng nếu lượng khách chỉ tăng lên trong một vài ngày sắp tới và không kéo dài.
– Lợi nhuận bị mất đi do không đủ nhân viên phục vụ và khách bỏ đi vì chờ quá lâu.
Cách cắt giảm chi phí chìm hiệu quả
Hầu hết các loại chi phí rủi ro nếu không được cân nhắc kỹ càng đều rất dễ chuyển đổi thành chi phí chìm. Nhưng chi phí chìm là loại chi phí không phù hợp, nó luôn bị loại bỏ khi doanh nghiệp đưa ra các quyết định. Chính vì vậy, đối với nhà quản trị, hoạt động kinh doanh cần đảm bảo áp dụng tốt các biện pháp cắt giảm chi phí chìm sao cho hiệu quả.
Một số biện pháp giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí chìm mà bạn có thể tham khảo như:
– Xem xét lại, cân nhắc cũng như lên kế hoạch rõ ràng các loại chi phí và vấn đề phát sinh trước khi đưa ra quyết định chi tiêu hay chọn một phương án bất kỳ.
– Thường xuyên đánh giá chi phí chìm thông qua các bản biểu mẫu. Việc này giúp doanh nghiệp nhận diện được đâu là chi phí chìm, qua đó có hướng giải quyết, xử lý vấn đề nhằm tránh tình trạng các quyết định bị chi phối bởi các loại chi phí chìm.
– Thường xuyên giám sát các hoạt động của doanh nghiệp để kịp thời nhận diện cũng như ngăn chặn các chi phí chìm.
– Giúp doanh nghiệp nhận thức mức độ tác động của chi phí chìm đối với những quyết định liên quan.
Nói tóm lại, chi phí chìm trong kinh tế nói chung và kinh doanh nói riêng là loại chi phí mà các nhà quản trị cần nắm rõ để cắt giảm những khoản chi phí này.
Giải đáp các thắc mắc về chi phí chìm?
1. Sunk Cost là gì?
Sunk Cost trong tiếng Việt nghĩa là những chi phí không thể tránh được bất kể phương án kinh doanh nào được nhà quản trị lựa chọn. Chi phí chìm thường là một khoản đầu tư tiền bạc và thời gian không thể thu hồi lại bởi những quyết định không chính xác trong quá khứ.
2. Chi phí đã xảy ra và không thể tránh dù chọn phương án nào, là đặc điểm của chi phí nào?
Đó là Chi phí đó chi phí chìm.
Tạm kết về chi phí chìm?
Chi phí chìm là những chi phí không thể tránh được bất kể phương án kinh doanh nào được nhà quản trị lựa chọn. Chẳng hạn, chi phí thuê nhà xưởng là một khoản chi phí chìm đối với các doanh nghiệp sử dụng nhà xưởng. Và chi phí tiền thuê nhà này sẽ luôn tồn tại bất kể doanh nghiệp sử dụng nhà xưởng để sản xuất bất kỳ sản phẩm nào.