Chi phí biên MC là gì? Công thức tính chi phí biên và ví dụ

1042

Nếu là người làm trong lĩnh vực quản trị kinh doanh hẳn chi phí biên là thuật ngữ không còn quá xa lạ. Nhưng đối với những người mới vào nghề còn bỡ ngỡ với việc tìm hiểu Chi phí biên là gì? Công thức tính chi phí biên ra sao? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:

chi phí biên là gì

Khái niệm chi phí biên là gì?

Chi phí biên (tiếng Anh: Marginal Cost) là chi phí biểu thị cho phần chi phí được gia tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng đầu ra mới. Nó thể hiện cho chúng ta biết mức phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra hoặc tổn thất thêm để đánh đổi cho việc có được một đơn vị đầu ra mới đó.

Chi phí biên được tính bằng cách lấy tổng thay đổi của chi phí khi sản xuất thêm một lượng sản phẩm hàng hoá chia cho thay đổi của số lượng hàng hóa được sản xuất.

Công thức tính chi phí biên MC

công thức tính chi phí biên

Trong đó:

∆C (∆C = Cm – Cbđ): Thay đổi tổng chi phí nghĩa là Đơn vị này ứng với mỗi quy mô sản xuất, trong một khoảng thời gian nhất định, chi phí sản xuất có thể tăng hoặc giảm khi khối lượng sản phẩm được sản xuất ra thay đổi. Việc sản xuất thêm một khối lượng sản phẩm mới đòi hỏi doanh nghiệp phải thuê thêm công nhân hoặc phải mua thêm nguyên liệu. Thậm chí đầu tư thêm các tài sản cố định để phục vụ sản xuất nhằm đáp ứng khối lượng đầu ra. Từ đó dẫn đến chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Sự thay đổi của chi phí được xác định bằng cách lấy chi phí sản xuất ứng với khối lượng sản xuất theo khối lượng mới trừ đi chi phí sản xuất ứng với khối lượng sản xuất ban đầu.

Ví dụ: Doanh nghiệp B sản xuất 1.000 đôi giày với tổng chi phí 400 triệu đồng. Nếu sau đó công ty vẫn tiếp tục sản xuất thêm 200 đôi giày. Chi phí phát sinh thêm 470 triệu đồng. Theo công thức chúng ta sẽ lấy tổng chi phí phát sinh sau đó là 470 triệu đồng. Trừ đi chi phí ban đầu là 400 triệu đồng. Để biết được tổng chi phí phát sinh là 70 triệu đồng.

∆Q (∆Q = Qm – Qbđ): Thay đổi sản lượng là đơn vị ứng với một quy mô sản xuất, khối lượng sản phẩm được sản xuất có thể tăng hoặc giảm tại những thời điểm khác nhau. Số lượng phải đủ để đánh giá những thay đổi có  trong chi phí. Sự thay đổi này được tính bằng cách lấy khối lượng sản phẩm được thực hiện trong lần sản xuất sau. Trừ đi tổng khối lượng sản phẩm được thực hiện trong lần sản xuất trước đó.

Trong ví dụ trên, Doanh nghiệp A đã chuyển từ dự định sản xuất ban đầu là 1.000 đôi giày thành 1.200 đôi. Thay đổi về sản lượng đầu ra là 200 sản phẩm. Số lượng  được tính bằng cách lấy khối lượng sản phẩm được sản xuất ở lần sau là 1.200 sản phẩm.Trừ đi khối lượng sản phẩm được sản xuất lúc vào ban đầu là 1.000 sản phẩm.

=> Chi phí biên của doanh nghiệp A lúc này là:

 MC = 70.000.000 / 200 = 350.000

Ý nghĩa chi phí biên

Để biết thêm về tầm quan trọng của chi phí biên đối với doanh nghiệp, Chúng ta cùng điểm qua những đặc điểm ưu và nhược điểm của chi phí biên để biết rõ hơn nhé.

ý nghĩa chi phí biên

1. Ưu điểm

Việc các nhà quản lý, quản trị kinh doanh luôn áp dụng phương pháp chi phí biên vào trong quá trình vận hành và giải quyết công việc, Vì chi phí biên có các ưu điểm như sau:

– Chi phí biên là phương pháp chủ yếu được sử dụng để giúp cho người quản lý doanh nghiệp dễ dàng so sánh các kết quả của trong quá trình thực hiện những kế hoạch. Để từ đó đưa ra được những quyết định cắt giảm các hoạt động không đem lại hiệu quả cao. Đồng thời đối chiếu và so sánh doanh thu của việc kinh doanh,….

– Đây là cách thức đơn giản và dễ dàng áp dụng. Nhưng đồng thời lại  tạo ra hiệu suất hiệu quả tốt hơn.

– Có thể giúp cho nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp đưa ra các quyết định có giá trị hơn. Từ tổng hợp các kết quả mà doanh thu, lợi nhuận để đưa ra những kế hoạch sản xuất mới hiệu quả hơn.

– Từ việc áp dụng phương pháp chi phí biên mà nhà quản lý có thể lựa chọn ra được các sản phẩm tối ưu nhất về mặt hiệu suất và giá thành. Những sản phẩm có giá thành sản xuất không bị biến động nhiều.

2. Nhược điểm 

Trong suốt quá trình áp dụng phương pháp chi phí biên. Người quản lý hoặc chủ doanh nghiệp thường gặp những khó khăn và hạn chế khi thực hiện các thủ tục định giá các sản phẩm còn  tồn kho.

Ở một số trường hợp, việc chỉ  sử dụng những kết quả có được của phương pháp chi phí biên để đưa ra quyết định. Điều này sẽ mang lại nhiều rủi ro và khá nguy hiểm,…

Kết lại chi phí biên là gì?

Chi phí biên (tiếng Anh: Marginal Cost) là chi phí biểu thị cho phần chi phí được gia tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng đầu ra mới. Nó thể hiện cho chúng ta biết mức phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra hoặc tổn thất thêm để đánh đổi cho việc có được một đơn vị đầu ra mới đó. Công việc này thường được đảm nhiệm bởi. Công thức tính phí biên bằng tổng thay đổi của chi phí khi sản xuất thêm một lượng sản phẩm hàng hoá chia cho thay đổi của số lượng hàng hóa được sản xuất/