Site icon Top Kinh Doanh | Chia Sẻ Kiến Thức Tài Chính, Kinh Doanh, Kinh Tế

Chi phí bán hàng là gì? Cách tính chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng (tiếng anh: Selling expenses) là chi phí được sử dụng để xây dựng quy trình bán hàng hay cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Chi phí bán hàng thường bao gồm những khoản chi phí cơ bản như: Lương, Cơ sở vật chất, Khấu hao sản phẩm và Bảo hành, được tập hợp và kết chuyển trong tài khoản 641.

Kết cấu của Chi phí bán hàng – Tài khoản 641

Bên nợ: Các chi phí phát sinh có liên quan đến việc bán sản phẩm, dịch vụ phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

– Khoản chi phí bán hàng được giảm trong kỳ.

– Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh để tính toán kết quả kinh doanh trong kỳ.

Tài khoản 641 không tồn tại số dư cuối kỳ.

Các khoản chi phí trong chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau nhằm phục vụ cho hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Một số khoản chi phí bán hàng của doanh nghiệp như:

1. Chi phí nhân viên

Yếu tố con người luôn là một yếu tố quan trọng và mang tính quyết định trong hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Do đó, khoản chi phí bán hàng đầu tiên thường được nhắc đến là chi phí chi trả lương cho nhân công phục vụ hoạt động buôn bán, kinh doanh.

Nhân viên phục vụ cho quá trình bán hàng bao gồm:

– Nhân viên bán hàng.

– Nhân viên tư vấn.

– Nhân viên đóng gói.

– Nhân viên vận chuyển,…

Những khoản chi phí nhân viên chủ yếu là chi phí về lương, thưởng cùng các chính sách bảo hiểm xã hội.

2. Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ bán hàng

Không chỉ có chi phí dành cho nhân viên mà các khoản chi phí thanh toán cho vật dụng, dụng cụ bán hàng cũng tương đối lớn. Một số loại dụng cụ được sử dụng trong quá trình bán hàng như: trang thiết bị, dụng cụ, đồng phục nhân viên, máy móc phục vụ cá nhân, công cụ hỗ trợ khác,…

Những khoản chi phí dành cho dụng cụ phục vụ bán hàng có thể được sử dụng một lần hoặc tái sử dụng tùy theo đặc thù công việc. Mỗi ngày khác nhau thì khoản chi phí đầu tư này cũng thay đổi khác nhau.

3. Chi phí bao bì vật liệu

Khoản chi phí tiếp theo không thể không nhắc đến chính là chi phí bao bì vật liệu. Khoản chi phí này được sử dụng nhằm mục đích giữ gìn cũng như tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp.

Hầu hết các vật liệu được sử dụng bao bọc bên ngoài sản phẩm đều được liệt kê vào khoản chi phí bao bì và nguyên vật liệu phụ trợ.

4. Chi phí khấu hao

Chi phí khấu hao tỷ lệ thuận với khối lượng hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm hàng hóa càng lớn thì chi phí khấu hao sẽ càng lớn, và doanh nghiệp cũng cần lưu ý với khoản chi phí này. Chúng phản ánh về chi phí mà doanh nghiệp cần bỏ ra cho hàng tồn kho hay trễ hẹn giao hàng của sản phẩm, hàng hóa.

Thời gian tồn kho của sản phẩm càng lớn thì chi phí khấu hao càng lớn. Các sản phẩm đã bị loại bỏ hay tiêu hủy cũng sẽ được tính trong khoản chi phí khấu hao của sản phẩm.

Khoản chi phí khấu hao còn được thể hiện qua các tài sản cố định. Theo đó, những loại chi phí như bến bãi, cửa hàng, phương tiện bốc dỡ vận chuyển, các công cụ hỗ trợ tính toán, đo lường cũng được tính vào chi phí khấu hao. Bởi vì các loại tài sản này được đầu tư một lần. Ngoài ra, khoản đầu tư này cũng được chia nhỏ trong suốt vòng đời sử dụng.

5. Chi phí bảo hành

Đối với một số loại sản phẩm, dịch vụ cần được bảo hành thì chi phí bảo hành cũng được xem là một khoản chi phí bán hàng cần được lưu ý. Hầu hết các sản phẩm đều sẽ phát sinh lỗi trong quá trình sử dụng.

Nhà sản xuất cũng như bán hàng luôn cần dự tính một khoản chi phí dự trù phục vụ cho việc bảo hành và sửa chữa sản phẩm. Khoản chi phí bảo hành này dễ dàng nhận thấy ở các sản phẩm điện tử, điện lạnh.

6. Chi phí dịch vụ mua ngoài

Là những chi phí dịch vụ mua ngoài nhằm mục đích phục vụ cho việc bán hàng như chi phí thuê ngoài để sửa sữa các loại tài sản cố định, tiền thuê bãi, thuê kho, vận chuyển sản phẩm – hàng hóa, tiền hoa hồng cho các đại lý,…

7. Các khoản chi phí phát sinh

Bên cạnh những khoản chi phí được liệt kê trên đây thì hoạt động bán hàng còn bao gồm nhiều khoản chi phí phát sinh khác. Những khoản chi phí phát sinh này không xuất hiện thường xuyên nhưng nó cũng góp mặt trong các khoản chi phí mà doanh nghiệp cần chi trả. Một số khoản chi phí phát sinh có thể kể đến như:

– Chi phí quảng cáo.

– Chi phí cho hoạt động tiếp khách.

– Các hoạt động tại chỗ,… 

Cách tính chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là tổng số chi phí được quy đổi ra tiền phục vụ cho việc trước, trong và sau bán hàng nên sẽ thường được tính bằng tổng các chi phí sau:

Chi phí bán hàng = chi phí nhân viên + dụng cụ + bao bì + khấu hao + bảo hành + chi phí phát sinh.

Giải đáp các thắc mắc liên quan đến chi phí bán hàng?

1. Chi phí bán hàng gồm những gì?

Chi phí bán hàng thường bao gồm những khoản chi phí cơ bản như: Lương, Cơ sở vật chất, Khấu hao sản phẩm và Bảo hành được tập hợp và kết chuyển trong tài khoản 641.

2. Chi phí bán hàng tăng nói lên điều gì?

Chi phí bán hàng tăng sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm. Do đó, mục tiêu của công tác quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hạn chế tới mức thấp nhất các khoản chi phí bất hợp lý, nâng cao được hiệu quả kinh doanh mà vẫn đảm bảo phục vụ văn minh thương nghiệp.

Tạm kết chi phí bán hàng là gì?

Chi phí bán hàng là chi phí được sử dụng để xây dựng quy trình bán hàng hay cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Chi phí bán hàng thường bao gồm những khoản chi phí cơ bản như: Lương, Cơ sở vật chất, Khấu hao sản phẩm và Bảo hành được tập hợp và kết chuyển trong tài khoản 641.

Exit mobile version