C2C (Consumer To Consumer) là gì? So sánh B2C và C2C

2525

C2C (Consumer To Consumer) là thị trường giao dịch thương mại trực tuyến giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng thông qua một bên thứ ba trong môi trường trực tuyến. Thị trường C2C được đánh giá là sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai nhờ khả năng tối ưu chi phí mà nó mang lại.

C2C là gì

Đặc điểm kinh doanh của mô hình C2C

1. Tính cạnh tranh

C2C là một mô hình kinh doanh giữa cá nhân với cá nhân. Đây cũng là lý do khiến tỷ lệ cạnh tranh giữa các kênh trung gian là rất lớn. Đặc biệt, với các loại mặt hàng càng hiếm, độc đáo và có sự giới hạn về số lượng sản phẩm.

2. Đa dạng sản phẩm

Với sự tăng cao nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, C2C là thị trường mang đến cho người mua và người bán nhiều sự thuận tiện. Người mua dễ dàng tìm mua những sản phẩm khác biệt, độc đáo với giá thành phù hợp. Còn người bán dễ dàng tiếp cận được đông đảo các đối tượng khách hàng mà không cần tìm kiếm mặt bằng hay lo lắng về vấn đề vận chuyển.

Đặc điểm mô hình C2C là gì

3. Tối ưu chi phí cho cả người bán lẫn người mua

Với mô hình kinh doanh C2C người bán sẽ không cần chịu những vấn đề có liên quan đến việc định giá bán bởi hoạt động giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người bán và người mua thay vì nhà bán buôn hay nhà sản xuất,… 

Bên cạnh đó, bạn cũng không cần trả phí cho sản phẩm hay gian hàng mình đăng bán trên kênh trung gian của bên thứ 3. Điều này giúp cho mặt bằng giá bán buôn luôn ở mức độ phù hợp nhất, người mua dễ dàng tìm kiếm được sản phẩm cần mua với mức giá phù hợp. 

Hạn chế của mô hình kinh doanh C2C

Thực trạng của thương mại điện tử B2B và C2C tại VN | The reality of B2B and C2C e-commerce in VN

1. Không thể kiểm soát chất lượng sản phẩm

Về bản chất, mô hình C2C là thị trường giao dịch trực tuyến giữa cá nhân và cá nhân, không hề có sự can thiệp của bên thứ ba. Có nghĩa rằng không một ai có quyền kiểm tra, hay thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm. Chính điều này khiến cho quyền lợi của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm chưa được đảm bảo chắc chắn. 

2. Tỉ lệ hoàn đơn hàng cao

Toàn bộ giao dịch và hoạt động đẩy đơn hàng trên kênh thứ 3 sẽ không giúp bạn đảm bảo khả năng thanh toán của người mua nếu là hình thức ship COD. Tất nhiên rằng, bạn hoàn toàn có khả năng bị “boom hàng” với nhiều lý do khác nhau.

Hạn chế mô hình kinh doanh C2C

3. Nguy cơ bảo mật thông tin cá nhân

Mua sắm trực tuyến là một hình thức mua sắm vô cùng tiện lợi nhưng hình thức này cũng mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự trở ngại. Một trong những vấn đề hàng đầu không thể bỏ qua chính là bảo mật thông tin người dùng.

Nguy cơ tiết lộ thông tin cá nhân có thể đến từ việc thanh toán online và các địa chỉ trên các kênh mua sắm thứ 3. Cả người mua lẫn người bán đều không thể thực hiện được việc kiểm soát những nguy cơ rò rỉ thông tin nếu không đảm bảo vấn đề an ninh mạng.

Doanh thu và tăng trưởng của thị trường C2C

Thị trường kinh doanh C2C được dự đoán có sự tăng trưởng trong tương lai bởi hiệu quả tối ưu chi phí mà nó mang lại. Chi phí sử dụng của một bên thứ ba có dấu hiệu giảm, số lượng sản phẩm được bán ra bởi người tiêu dùng có sự tăng lên đều đặn. Những nhà bán lẻ xem đây là một mô hình kinh doanh thiết yếu hiện nay vì mức độ phổ biến của các phương tiện truyền thông xã hội cùng nhiều kênh trực tuyến khác.

Những kênh này thực hiện hoạt động giới thiệu các sản phẩm cụ thể được sở hữu bởi người tiêu dùng, điều này khiến lưu lượng truy cập trực tuyến gia tăng đáng kể trên nền tảng thị trường C2C.

Đa phần các website đều cho phép khách hàng thực hiện quyền tự do mua bán. Tuy nhiên, người bán cần thanh toán một khoản phí hoặc hoa hồng tương ứng. Giá trị khoản phí sẽ tương ứng với mức độ tiếp xúc với khách hàng mà người bán yêu cầu.

Doanh thu và thị trường C2C

Các mô hình kinh doanh C2C điển hình hiện nay

1. Shopee

Shopee được biết đến với vai trò là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam hiện nay. Đây cũng là kênh thương mại điện tử C2C sở hữu số lượng người dùng lớn nhất hiện nay.

2. Tiki

Tiki cũng là một cái tên quen thuộc với những tín đồ mua sắm văn phòng phẩm, sách vở trong thời gian gần đây. Thời gian đầu Tiki triển khai theo mô hình B2C là giữa các nhà xuất bản bà khách hàng nhằm bảo đảm vấn đề bản quyền và chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng.

Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, Tiki đã bắt đầu mở rộng thêm ngày càng nhiều danh mục sản phẩm khác nhau và triển khai song song thêm mô hình kinh doanh C2C với các mặt hàng điện tử, hàng hóa thiết yếu, đồ gia dụng,… 

3. Lazada

Đây là một trong số những sàn thương mại điện tử ra đời từ sớm và chuyên về các dòng sản phẩm điện tử. Lazada là kênh buôn bán có những yêu cầu khá gắt gao về giấy tờ nhằm mục đích sàng lọc chất lượng sản phẩm và bảo vệ tối đa quyền lợi khách hàng.S

So sánh B2C và C2C

Điểm khác biệt B2C C2C
Đối tượng khách hàng Doanh nhiệp với người tiêu dùng Người tiêu dùng với người tiêu dùng
Đàm phán giao dịch Dễ dàng, chóng vánh Dễ dàng, chóng vánh, có thể đàm phán trực tiếp tại chỗ
Quy trình marketing Tập trung vào người tiêu dùng, không cần các mối quan hệ cá nhân Tập trung vào những người có nhu cầu, không cần các mối quan hệ cá nhân
Quá trình bán hàng Dễ dàng, chóng vánh, thành quả nhiều chủng loại Dễ dàng, chóng vánh, thành quả bị hạn chế

Kết lại về mô hình C2C là gì?

C2C là thị trường giao dịch thương mại trực tuyến giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng thông qua một bên thứ ba trong môi trường trực tuyến. Thị trường C2C được đánh giá là sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai nhờ khả năng tối ưu chi phí mà nó mang lại. C2C có đặc trưng là: cạnh tranh cao, dạ đạng sản phẩm và chi phí thấp nên ngày càng thu hút nhiều người mua lẫn bán.

Xin chào mọi người, Tôi là Hữu Trí SEO Copywirter đã có kinh nghiệm 5 năm tìm hiểu lĩnh vực kinh tế, tài chính, kinh doanh thực tế. Hi vọng những nội dung tôi chia sẻ, giúp người đọc dễ dàng tiếp vấn đề một cách sâu sắc và dễ dàng hơn.