Site icon Top Kinh Doanh | Chia Sẻ Kiến Thức Tài Chính, Kinh Doanh, Kinh Tế

Bán hàng là gì? Bản chất và phân loại các mô hình bán hàng!

Bán hàng là gì? Bán hàng là quá trình người bán sẽ khám phá, tìm hiểu, gợi ý cách sử dụng sản phẩm nhằm đáp ứng được nhu của người mua. Từ đó người mua và người bán đều nhận được quyền lợi công bằng và thỏa đáng.

Một số quan niệm khác về bán hàng:

Bán hàng là hoạt động liên quan đến việc bán một số lượng, khối lượng hàng hóa hay dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Người mua sẽ mua quyền sở hữu một loại tài sản được cung cấp bởi nguời bán theo giá cả thỏa thuận bởi 2 bên.

Bán hàng là hoạt động liên quan đến việc bán một số lượng, khối lượng hàng hóa hay dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Người mua sẽ mua quyền sở hữu một loại tài sản được cung cấp bởi nguời bán theo giá cả thỏa thuận bởi 2 bên.

– Bán hàng là yếu tố cốt lõi trong kinh doanh, khi người mua và người bán gặp gỡ, trao đổi về giá trị, giá cả sản phẩm, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.

– Bán hàng là sự phục vụ khách hàng nhằm cung cấp những hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của họ.

– Trong Marketing, bán hàng còn là quá trình kết nối với khách hàng tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trình bày giá trị sản phẩm mang đến cho người tiêu dùng, thỏa thuận giá cả, giao hàng và thanh toán.

Phân loại các mô hình bán hàng

Trên thị trường có một số hình thức bán hàng phổ biến mà các công ty, doanh nghiệp thường sử dụng để phục vụ và đáp ứng mong muốn, nhu cầu của khách hàng như:

– Direct selling – Bán hàng trực tiếp: là hình thức bán hàng mà người bán và người mua gặp nhau trực tiếp để trao đổi.

– Retail selling – Bán lẻ: Sản phẩm, hàng hóa được bán cho người dùng thông qua các kênh phân phối như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, shop, tạp hoá,…

– Agency selling – Đại diện bán hàng: Sẽ có một đơn vị trung gian thay mặt nhà sản xuất để mang sản phẩm đến cho người tiêu dùng.

– Telesales – Bán hàng qua điện thoại: Là hình thức người bán thông qua việc tư vấn bán hàng qua điện thoại, không gặp mặt để bán sản phẩm

– Door to Door selling – Bán hàng tận nhà: Nhân viên bán hàng sẽ trực tiếp đến tận nhà của khách hàng để tư vấn sản phẩm, bán hàng trực tiếp.

– Business to business (B2B) selling: B2B là từ viết tắt của cụm từ Business To Business được sử dụng để chỉ hình thức kinh doanh, buôn bán, giao dịch trực tiếp giữa hai doanh nghiệp. B2B bao gồm một số hình thức giao dịch diễn ra trong thực tế và thương mại điện tử. Bắt đầu từ việc tư vấn, báo giá cho đến xây dựng hợp đồng và mua bán sản phẩm. Xem thêm về: B2B là gì? 5 mô hình B2B và khác B2C ra sao?

Business to government (B2G) selling: là mô hình kinh doanh trong đó bên bán là doanh nghiệp và bên mua là các tổ chức chính phủ của các quốc gia. B2G lại đem đến các giải pháp cho chính phủ trong đầu tư công nên độ phức tạp cũng cao hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có thật nhiều kinh nghiệm và am hiểu chính sách của các nước. Xem thêm: B2G (Business to Government) là gì? Ví dụ về mô hình B2G.

Online Selling: là hình thức bán hàng trực tiếp trên internet và các sàn thương mại điện tử.

Tóm lại thì mục đích của tất cả các hình thức bán hàng trên trường hợp trên đều là mang về lợi nhuận.

Công ty, tổ chức sẽ tạo ra lợi nhuận bằng cách sản xuất, nghiên cứu, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ về tay người tiêu dùng. Sản phẩm có bán được hay không, hay nói cách khác là sản phẩm của doanh nghiệp có được chấp nhận hay không còn phụ thuộc phần lớn vào khả năng thoả mãn khách hàng là bao nhiêu khi cung cấp sản phẩm và dịch vụ đó.

Trước khi hướng đến mục đích bán hàng thì bạn cần phải quan tâm đến nhu cầu thực sự của người bán lẫn người mua. Và hơn hết, mục tiêu của việc kinh doanh không phải là cố thuyết phục người mua bằng những sản phẩm mà họ không thực sự cần để sau đó họ vứt đi không thương tiếc.

Và thật không may một số người cố chấp và nài nỉ, thúc đẩy người mua bằng mọi cách nhằm thu lợi về cho bản thân nhiều nhất có thể. Việc này ảnh hưởng trực tiếp danh tiếng của bán và doanh nghiệp khác. Người bán cần phải vượt qua rào cản này mới có thể mang đến lợi ích mà khách hàng mong muốn.

Bản chất của việc bán hàng là gì?

Bản chất của bán hàng là dựa vào câu hỏi chứ không phải câu trả lời. Một bài học mà người bán hàng nào cũng nên nhớ đó là bản chất của việc bán hàng không nằm ở câu trả lời bạn giải đáp cho khách hàng mà nằm ở những câu hỏi khơi gợi lên nhu cầu của khách hàng.

Nếu bạn là một sản phẩm, dịch vụ không thể mang đến cho khách hàng bất kỳ lợi ích nào thì sẽ không khách hàng nào tỏ ra hứng thú và nhiệt tình với câu chuyện của bạn. Một người sẽ chỉ nhận ra bạn quan trọng khi chính bạn thấy được khách hàng quan trọng đến nhường nào.

Đặc biệt đừng tốn công nghĩ cách bám riết lấy khách hàng để bán sản phẩm. Tốt nhất hãy tìm hiểu lý do vì sao khách hàng tiềm năng nên mua hàng của bạn. Ở đây hoàn toàn không có bí mật nào, chỉ cần bạn biết cách lắng nghe, thấu hiểu, đặt ra cho họ những câu hỏi để từ đó thông qua những gì khách hàng nói để xác định được nguyên nhân, động cơ. Từ đó thúc đẩy động cơ mua hàng của họ.

Hãy thể hiện cho khách hàng thấy được tư thế thoải mái của bạn khi thực hiện các bước tiếp cận khách hàng. Bởi vì ngay khi khách hàng phát hiện được bạn có ý muốn tiếp cận với họ, họ sẽ nảy sinh ra tâm thế đối đầu. Sự kháng cự lại với việc bán hàng như một phép ví dụ: hoạt động bán hàng sẽ tạo ra sự chống đối.

Kết lại bán hàng là gì?

Bán hàng là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người mua và người bán với một mức giá và thời gian nhất định. Hàng hóa của người bán phải đem đến giá trị về mặt sử dụng, thỏa mãn nhu cầu của người mua. Mục đích cuối cùng của việc bán hàng là mang đến lợi nhuận về cho cá nhân, doanh nghiệp đang sản xuất, nghiên cứu, phân phối hàng hóa trên thị trường.

Exit mobile version