B2C là gì? Phân biệt, so sánh mô hình kinh doanh B2C và B2B

3661

B2C là gì? B2C (viết tắt của Business To Consumer) là hoạt động giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Doanh nghiệp (Business) sẽ cung cấp sản phẩm và dịch vụ trực tiếp khách hàng (Consumer) của mình. Đa phần các doanh nghiệp trực tiếp bán lẻ sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng đều được gọi là các doanh nghiệp B2C.

B2C là gì?

Đặc điểm mô hình kinh doanh B2C

– Mô hình kinh doanh B2C đang là mô hình phổ biến và giữ vai trò quan trọng, cốt lõi trong các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa hiện nay.

– Các doanh nghiệp phát triển theo mô hình B2C sẽ trực tiếp tìm đến khách hàng, tư vấn giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, tiếp nhận phản ánh cũng như hỗ trợ khách hàng trong quá trình mua hàng.

Một số doanh nghiệp B2C truyền thống như: Siêu thị, Cửa hàng, Trung tâm thương mại, Gian hàng tự do,… Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, thương mại điện tử, hình thức B2C cũng dần lấn sân sang bán hàng trực tuyến qua shop online, chợ điện tử, mạng xã hội, website,…

Mô hình B2C cung cấp tất cả sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hằng ngày, bất động sản, vàng, xe cộ, giải trí, sinh hoạt,… B2C sẽ đáp ứng đầy đủ và trực tiếp đến tay khách hàng tiêu dùng cuối cùng.

– Các doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo mô hình B2C cần đảm bảo duy trì mối quan hệ sau mua với khách hàng tốt nhất để họ có thể quay lại, tiếp tục sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp B2C cũng cần xây dựng các chiến dịch Marketing, tiếp thị hướng đến trải nghiệm, cảm xúc của người tiêu dùng khi mua sắm.

Đặc điểm mô hình kinh doanh b2c

Đặc điểm mô hình kinh doanh b2c

Ví dụ về mô hình B2C phổ biến nhất hiện nay

B2C là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong chuỗi cung ứng sản phẩm cũng như nền kinh tế thị trường hiện nay. Cùng với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế, mô hình B2C cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau để phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay khách hàng.

Ví dụ về mồ hình b2c

1. Bán hàng trực tiếp

Trong mô hình này, người tiêu dùng mua sắm hàng hóa trực tiếp từ các nhà bán lẻ là hình thức dễ bắt gặp nhất. Người tiêu dùng có thể mua sắm hàng hóa tại cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, kiot chợ…

2. Trung gian trực tuyến

Những trung gian này không thật sự sở hữu sản phẩm, dịch vụ mà chỉ đóng vai trò kết nối người tiêu dùng và người cung cấp với nhau. Dễ dàng bắt gặp nhất là các sàn thương mại điện tử như Shoppe, Lazada, Tiki… người cung cấp (hoặc chính sàn), đăng bán các sản phẩm, người tiêu dùng có thể lựa chọn giữa các nhà bán, so sánh, đánh giá về chất lượng hàng hóa hay dịch vụ đã sử dụng.

Mô hình b2c cửa hàng Online

3. Mô hình B2C dựa trên quảng cáo

Mô hình B2C này dùng những nội dung miễn phí, cho phép người dùng truy cập vào một trang web. Số lượng lớn người dùng truy cập trang web được sử dụng nhằm mục đích quảng cáo, bán sản phẩm, dịch vụ,…

Ví dụ về mô hình B2C này dễ thấy nhất chính là quảng cáo trên Facebook, Youtube, Google được chèn vào các nội dung trực tuyến miễn phí như Video, Báo điện tử, truyện tranh Online…

4. Mô hình B2C dựa vào cộng đồng

Vận dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo để xây dựng cộng đồng trực tuyến theo một sở thích chung, giúp nhà tiếp thị cũng như quảng bá sản phẩm trực tiếp đến với khách hàng. Những trang web này sẽ hướng đến mục tiêu quảng cáo dựa vào nhân khẩu học, vị trí địa lý của người tiêu dùng.

5. Mô hình B2C dựa trên phí

Mô hình này hoạt động dựa trên nền tảng trực tuyến của Website, thu phí người dùng để sử dụng sản phẩm, dịch vụ của website đó. Một số tính năng sẽ được sử dụng miễn phí nhưng cũng sẽ có sự hạn chế nhất định. Nếu người dùng muốn trải nghiệm tính năng, dịch vụ cao hơn thì cần trả phí.

Ví dụ mô hình B2C trả phí như: kênh truyền hình K+, Netflix, khóa học Online, Game bản quyền, Youtube Premium (không hiển thị quảng cáo khi xem)…người dùng đều phải trả tiền để sử dụng một hay toàn bộ tính năng tốt nhất.

So sánh sự khác biệt của mô hình kinh doanh B2B và B2C

B2B và B2C là hai mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay, giúp xây dựng nền kinh tế thị trường, để nền kinh tế vận hành và phát triển. Tuy nhiên, hai mô hình này hoàn toàn khác biệt và bạn cần phân biệt rõ ràng B2B, B2C với nhau.

B2C là bán lẻ sản phẩm trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay khách hàng thì B2B là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp khác  hay nói rằng khách hàng của B2B chính là doanh nghiệp. Sự khác biệt cụ thể giữa B2B và B2C như sau:

So sánh sự khác biệt b2b và b2c

1. Khối lượng hàng hóa giao dịch 

– B2C có khối lượng hàng hóa trong mỗi giao dịch nhỏ, phù hợp với nhu cầu của cá nhân.

– B2B thường xuyên giao dịch với khối lượng hàng hóa lớn gấp nhiều lần.

2. Quy trình giao dịch

– Quy trình giao dịch của B2C tương đối đơn giản và nhanh chóng. Khách hàng chỉ cần thanh toán tiền và nhận hàng.

– Quy trình giao dịch của B2B có phức tạp hơn so với B2C, các doanh nghiệp được yêu cầu phải trải qua nhiều bước trung gian khác nhau cũng như quá trình đàm phán giá cả giữa hai bên, hướng đến mục tiêu xây dựng lòng tin lâu dài với khách hàng là các doanh nghiệp nên thời gian giao dịch thường bị kéo dài tương đối lâu.

3. Tiếp cận khách hàng

– B2C luôn tiếp cận khách hàng với nguồn dữ liệu lớn và có tỷ lệ chuyển đổi cao. 

– Còn các doanh nghiệp B2B thường yêu cầu kỹ năng cao trong quá trình thuyết phục khách hàng là các doanh nghiệp để họ quyết định chọn mua sản phẩm, dịch vụ của mình.

– Giá trị lợi nhuận thu về sau mỗi giao dịch của loại hình B2C thường rất nhỏ, thậm chí là nhỏ hơn rất nhiều lần so với B2B.

– Giá trị thu về sau mỗi giao dịch của B2B rất lớn bởi khối lượng hàng hóa và giá trị đơn hàng gấp nhiều lần so với B2C.

4. Điều kiện tạo nên giá trị thương hiệu

– B2C hướng đến khuyến mại và quảng cáo tốt nhất.

– B2B hướng đến yêu cầu xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng là các doanh nghiệp, hỗ trợ lẫn nhau.

Giải đáp các thắc mắc về B2C

1. B2C là viết tắt của cụm từ gì?

B2C là viết tắt của cụm từ Business To Consumer, chỉ hoạt động giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

2. Ví dụ về mô hình B2C ở Việt Nam

Mô hình B2C ở Việt Nam là cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, kiot chợ…bán lẻ hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng.

Tóm lại mô hình B2C là gì?

B2C là hoạt động giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là quá trình buôn bán, cung cấp sản phẩm và dịch vụ trực tiếp đến người cuối cùng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp (Business) sẽ cung cấp sản phẩm và dịch vụ trực tiếp khách hàng (Consumer) của mình. Đa phần các doanh nghiệp trực tiếp bán lẻ sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng đều được gọi là các doanh nghiệp B2C. Ví dụ về mô hình B2C dễ gặp nhất là cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, kiot chợ…bán lẻ hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng.

Xin chào mọi người, Tôi là Hữu Trí SEO Copywirter đã có kinh nghiệm 5 năm tìm hiểu lĩnh vực kinh tế, tài chính, kinh doanh thực tế. Hi vọng những nội dung tôi chia sẻ, giúp người đọc dễ dàng tiếp vấn đề một cách sâu sắc và dễ dàng hơn.